Karl Landsteiner – người hùng thầm lặng đã cứu sống hơn 1 tỷ người

Nhà khoa học Karl Landsteiner – cha đẻ của ngành phân loại các mẫu máu – là một ví dụ điển hình cho những người hùng không cần bất kì năng lực siêu nhiên hay những bộ trang phục hào nhoáng nào. Người hùng có thể là bất kì ai trong chúng ta nếu họ có một trái tim nhân hậu, đầy tình thương và một tinh thần sẵn sàng cống hiến cho nhân loại để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho đời sau.

Karl Landsteiner – người hùng thầm lặng đã cứu sống hơn 1 tỷ người

Karl Landsteiner sinh ra tại Vienna, Áo vào năm 1868. Ông được nuôi nấng bởi một người mẹ đơn thân khi cha của ông qua đời khi ông mới chỉ 6 tuổi. Ông kết thúc chương trình ở trường Dược vào năm 23 tuổi và bắt đầu đi khắp mọi nơi để học tập các nhà khoa học nổi tiếng thời bấy giờ .Dù rất tài giỏi nhưng Landsteiner không thể tìm thấy một công việc thích hợp nào để đáp ứng cho nhu cầu nghiên cứu của mình. Ông đã kiếm sống bằng việc.mổ xẻ và khám nghiệm tử thi tại ”những ngôi nhà chết” thứ mà chúng ta gợi là nhà xác hiện nay. Nhưng ông luôn nhẫn nại và cho dù hoàn cảnh sống của mình có như thế nào, ông cũng tìm ra được cách để thực hiện những thực nghiệm của mình. Bị xa lánh và hắt hủi bởi chính những người xung quanh, ông đã coi phòng thí nghiệm như niềm an ủi duy nhất và cống hiến cả cuộc đời cho khoa học.

Một trong những đề tài nghiên cứu mà ông cảm thấy hứng thú đó chính là các mẫu máu người. Những bác sĩ thời đó đã thử truyền máu cho người bệnh của mình, nhưng việc đó thực ra mang đầy tính may rủi và không được nghiên cứu kĩ lưỡng. Một vài bệnh nhân thực sự khỏe lên trong khi đó số khác lại chuyển biến xấu đi, lâm vào tình cảnh nghiêm trọng.

Trước khi ông khám phá ra rằng con người có các nhóm máu khác nhau, có đến hàng nghìn người chết mỗi ngày vì các bệnh ung nhọt, các tai nạn hay những vấn đề về sinh đẻ. Không một ai biết rằng có đến 4 loại nhóm máu người khác nhau (A, B, AB và 0) và nếu như bạn truyền sai nhóm máu, bệnh nhân có thể chết bởi sự xung đột giữa nhóm máu của họ và nhóm máu của người hiến tặng.

Điều này sẽ tạo nên một chuỗi các phản ứng xấu khác khi các tế bào máu cũ bắt đầu xung đột với các tế bào máu mới và rồi các tế bào máu này sẽ bắt đầu chết dần đi và phân tán ra trong huyết quản, dẫn tới việc giải phóng các huyết sắc tố mà có thể làm tổn hại đến thận, dẫn đến tử vong.

Vào năm 1901, Landsteiner đã khám phá ra rằng máu mỗi người có những đặc tính riêng biệt làm cho nó ”không tương thích” với những người không có cùng huyết thống. Ông phát hiện 3 nhóm máu khác nhau lần lượt đặt tên la A,B và O. Nghiên cứu của ông về sự khác nhau và tính riêng biệt của các nhóm máu đã khiến việc truyền máu tưởng như không thể vào thời bấy giờ trở thành hiện thực.

Điều này đã làm nền tảng cho các phương pháp chữa trị y học rất phổ biến ngày nay, chẳng hạn như phẫu thuật, các ngân hàng máu và việc cấy ghép.

Trong suốt cả cuộc đời cống hiến của mình, ông đã viết 346 bài báo đóng góp cho rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Đồng thời, ông cũng được biết đến như là cha để của Huyết Học và Miễn Dịch Học ( nghiên cứu về máu và hệ thống miễn dịch ).

Tuy được coi là thiên tài nhưng cuộc đời của Karl Landsteiner lại là cả một tấn bi kịch. Sinh ra trong một già đình nghèo khổ, lớn lên và trưởng thành mà không có sự bao bọc của người cha, bị hắt hủi và xa lánh bởi xã hội vì chính công việc nghiên cứu của mình. Nhưng ông đã vượt lên trên tất cả để cống hiến trọn cuộc đời của mình cho khoa học và nhân loại.

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những phát minh của ông đã cứu sống hơn 1 tỷ người trên trái đất.

Karl Landsteiner là một ví dụ điển hình cho những người hùng không cần bất kì năng lực siêu nhiên hay những bộ trang phục hào nhoáng nào. Người hùng có thể là bất kì ai trong chúng ta nếu họ có một trái tim nhân hậu, đầy tình thương và một tinh thần sẵn sàng cống hiến cho nhân loại để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho đời sau.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Tags: ,