Đôi nét về lý thuyết trò chơi trong kinh tế học

Lý thuyết trò chơi (Game theory) liên quan đến mối quan hệ giữa các động thái cạnh tranh của một nhóm các đối thủ cạnh tranh. Lý thuyết này giúp cho việc hiểu được sự cạnh tranh năng động của thị trường và xem xét các chiến lược thích hợp theo khía cạnh này.

Đôi nét về lý thuyết trò chơi trong kinh tế học

Có 2 giả định chủ yếu liên quan đến hiểu sự cạnh tranh năng động khi nói về lý thuyết trò chơi:

  • Hợp lý. Các đối thủ cạnh tranh sẽ hành động hợp lý để cố gắng đạt được lợi nhuận của họ.
  • Sự phụ thuộc lẫn nhau. Các đối thủ cạnh tranh ở trong mối quan hệ phụ thuộc với nhau. Do vậy một động thái của một đối thủ cạnh tranh chắc chắn kích động sự đáp trả từ đối thủ cạnh tranh khác và kết quả của những lựa chọn bởi một người này phụ thuộc vào sự lựa chọn của người khác. Hơn nữa, ở mức độ nhiều hay ít các đối thủ cạnh tranh nhận thức được sự tương tác đó và những hành động mà các đối thủ có thể thực hiện.

Xuất phát từ những giả định này, có 2 nguyên tắc để xây dựng chiến lược cạnh tranh thành công:

  • ‘Get in the mind’ của các đối thủ cạnh tranh. Các nhà lập chiến lược cần đặt họ vào vị trí của đối thủ cạnh tranh, có một cái nhìn hợp lý về những gì các đối thủ cạnh tranh chắc chắn sẽ làm và lựa chọn chiến lược cho riêng mình theo cách nhìn này. Họ cần biết về trò chơi của họ để lập kế hoạch.
  • ‘Think forwards and reason backwards’. Quyết định chiến lược trên cơ sở hiểu được kết quả của những hành động chiến lược có thể của các đối thủ cạnh tranh. Lý thuyết trò chơi vì vậy nhấn mạnh tầm quan trọng của sự cạnh tranh năng động trên thị trường.

‘Tình thế khó khăn của người tù’: vấn đề của sự hợp tác 

Thuật ngữ cạnh tranh hợp tác được hình thành để chỉ ra rằng, ở các cấp độ khác nhau, các đối thủ cạnh tranh hợp tác với nhau (xem bài Cạnh tranh và Hợp tác). Quyết định xem có hợp tác hay không là chủ đề của một trong những ví dụ điển hình nhất của lý thuyết trò chơi: tình thế tiến thoái lưỡng nan của những người tù. Hình ảnh này minh họa chung nhất về tình thế mà 2 người tù phải đối mặt. Họ được giữ ở 2 phòng riêng biệt. Họ quyết định dựa trên những lợi ích của việc hỗ trợ nhau bằng cách từ chối tiết lộ thông tin cho những điều tra viên hoặc tìm kiếm lợi thế bằng việc ‘đánh giá cao’ người kia. Ở đây tình huống tương tự được minh họa trong hình 1 về tình huống kinh doanh cạnh tranh. Giả sử 2 công ty quyết định họ sẽ cạnh tranh đối đầu hay làm việc cùng nhau để phát triển cơ hội thị trường mới. Họ có thể hiểu rằng chi phí hợp tác theo hình thức liên doanh có thể thấp hơn nhiều và lợi nhuận cao hơn và hiện thức hóa sớm hơn so với cạnh tranh. Ưu thế đáng kể của cạnh tranh biểu thị ở góc hộp dưới bên tay phải của hình 1. Tuy nhiên có những lý do có thể không đạt được điều đó. Chẳng hạn, một công ty biết rằng nếu họ đầu tư vào việc cố gắng đạt được vị trí thống trị trên thị trường mới và công ty kia thì không, họ sẽ có thể đạt được lợi nhuận thậm chí cao hơn (biểu thị ở hộp bên trên tay phải và hộp bên dưới tay trái) nên họ có áp lực phải làm việc đó hoặc họ sợ rằng nếu đối thủ của họ sẽ cố gắng làm điều đó nếu họ không làm. Mỗi công ty còn có thể lo rằng, nếu họ hợp tác, sau khi đầu tư cùng nhau, một công ty có thể bắt đầu thống trị thị trường và mức lợi nhuận ở tỷ lệ không tương ứng. Hoặc chỉ đơn giản là họ có thể không tin tưởng nhau. Do vậy khá chắc chắn rằng cả hai phía sẽ quyết định hành động một mình để đảm bảo rằng đối thủ cạnh tranh không đạt được lợi thế. Điều này có thể có nghĩa là thu nhập từ đầu tư cần thiết để phát triển thị trường sẽ thấp hơn đối với cả hai nếu họ quết định hợp tác – như được thể hiện tại hộp bên trên tay trái của hình 1.

Đây là một ví dụ về những người theo thuyết lý thuyết trò chơi dẫn chiếu tới như một chiến lược thống trị: một chiến lược vượt trội hơn các chiến lược khác cho dù các đối thủ có lựa chọn bất kỳ chiến lược nào. Trong ví dụ về tình huống của người tù thì hợp tác giữa các đối thủ sẽ là tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế là nếu một trong hai đối thủ phá vỡ sự cam kết hợp tác thì người kia sẽ bị tổn thương nặng. Do vậy chiến lược ưu thế hơn cả là sự hành động một mình. Một nguyên tắc chung là nếu có một chiến lược vượt trội thì nó có nghĩa là có thể dùng được. Nó cũng có thể là kết quả cuối cùng là lợi thế nhận được nhỏ hơn so với mức có thể lạc quan đạt được, nhưng nó vẫn hơn là thua đối thủ.

Thực tế thì kết quả ‘đôi bên cùng thua’ là không chắc chắn nếu có một số các đối thủ cạnh tranh nhất định, bởi vì họ học được cách hiểu và bổ trợ lẫn nhau. Nhưng điều tương tự thường xảy ra khi có nhiều đối thủ cạnh tranh giành thị phần trong một thị trường phân tán. Ví dụ, có thể là logic khi tất cả các đối thủ giữ giá ở mức tương đối cao trong các trường hợp đó, không ai muốn ai khác làm như vậy, và kết quả là xảy ra chiến tranh giá cả.

Trò chơi thứ tự

Tình thế khó khăn của người tù là một trò chơi đồng thời, mà các đối thủ cạnh tranh đưa ra những quyết định hoặc có những hành động chiến lược cùng một thời điểm. Trường hợp này không thường xảy ra. Một loạt các quyết định chiến lược được đưa ra theo trình tự, một bên hành động, và tiếp theo là bên kia. Ở đây nguyên tắc chỉ đạo ‘think forwards and reason backwards’ trở nên đặc biệt quan trọng. Nhà lập chiến lược cần xem xét (i) kết quả nào mà đối thủ mong muốn (ii) thứ tự của các hành động mà đối thủ có thể thực hiện trên cơ sở kết quả mong muốn và do vậy (iii) lựa chọn chiến lược tối ưu nhất cho mình. Khi làm việc này, cần nhớ rằng các đối thủ sẽ có các khả năng chiến lược khác nhau và do vậy sẽ có những chiến lược ưu thế riêng của mình – ví dụ, easyJet hoặc Ryanair rõ ràng có chiến lược vượt trội là chiến lược giá thấp trong ngành hàng không.

Thay đổi quy tắc của trò chơi

Một bài học khác từ lý thuyết trò chơi là, bằng suy nghĩ về logic của trò chơi, một đối thủ cạnh tranh có thể thấy rằng không thể cạnh tranh hiệu quả trong phạm vi các quy tắc đang hiện có. Ví dụ, một công ty có thể nhận thấy rằng họ luôn luôn cố gắng bằng giá nhưng với cơ cấu chi phí của họ thì không thể hy vọng cạnh tranh hiệu quả. Hoặc, như với ví dụ nêu ra ở đây, cạnh tranh luôn thực hiện trên cơ sở một năng lực cụ thể, như đầu tư nhiều cho nghiên cứu và phát triển; đây là một trận chiến công ty đó có thể không thắng. Trong những trường hợp như vậy có thể thay đổi các luật lệ của trò chơi. Chẳng hạn, trên thị trường mà các chiến lược dựa trên giá cả có ưu thế, một đối thủ cạnh tranh có thể chuyển các quy tắc của trò chơi về phía:

  • Tạo ra sự khác biệt rõ hơn dựa trên những giá trị mà khách hàng thực sự đánh giá
  • Định giá minh bạch hơn, ví dụ bằng cách cố gắng công bố bảng giá được hình thành chuẩn mực. Nhìn bề ngoài, việc này có thể dường như không tránh khỏi một cuộc cạnh tranh về giá, nhưng bằng chứng là sự minh bạch hơn trong khía cạnh này đã loại bỏ một cơ sở quan trọng cho việc cố gắng đạt được lợi thế chiến thuật và như vậy khuyến khích hành vi hợp tác hơn giữa các đối thủ cạnh tranh.
  • Nhiều ưu đãi hơn cho sự trung thành của khách hàng. Sự gia tăng các thẻ trung thành trong ngành bán lẻ là một ví dụ. Nguyên tắc của khác biệt hóa gợi ý rằng đây là một chiến lược yếu bởi vì các đối thủ cạnh tranh sẽ bắt chước. Tuy nhiên, có thể giảm áp lực cạnh tranh thông qua giá đối với tất cả các đối thủ cạnh tranh.

Lý thuyết trò chơi tất nhiên dựa nhiều vào nguyên tắc hợp lý, và nó cũng có thể là các đối thủ cạnh tranh không phải luôn hành xử hợp lý. Tuy nhiên, nó đưa ra một cách suy nghĩ về tính lgoic của các thị trường cạnh tranh và, cụ thể khi nào thì cạnh tranh, trên cơ sở gì, và khi nào thì hợp tác. Ít nhất thì nó cũng quan trọng để các nhà quản lý xem xét các đối thủ đáp trả lại chiến lược của họ như nào.

Một chủ đề nhấn mạnh trong phần này là nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh và nhu cầu đối với sự khác biệt và các chiến lược khác biệt hóa để đạt được lợi thế.

Theo SÔNG HƯƠNG 

Tags: