⠀
Đình làng Thanh Trì ở Hà Nội năm 1914-1915 qua ảnh màu của Léon Busy
Ngày nay cảnh vật đã thay đổi đến mức không thể nhận ra, và những người trong ảnh đều đã trở thành người thiên cổ. Nhưng con cháu của họ vẫn sinh sống ở mảnh đất Thanh Trì giàu truyền thống văn hóa lịch sử…
Ảnh: Léon Busy / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.
Năm 1909, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) bắt đầu thực hiện dự án “Kho dữ liệu về Trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.
Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới và chụp tổng cộng 72.000 bức ảnh. Người được giao nhiệm vụ tiến hành dự án này tại xứ Đông Dương là nhiếp ảnh gia Léon Busy (1874-1951). |
Cổng tam quan của đình làng Thanh Trì ở ngoại thành Hà Nội năm 1914-1915. Ngày nay đình nằm ở ngõ 924 Nguyễn Khoái, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Đình làng Thanh Trì năm 1914-1915 nhìn từ giếng nước trước đình. Trong thời kháng chiến chống Pháp, đình bị quân Pháp đốt nên kiến trúc như trong ảnh không còn nữa. Dấu tích xưa còn lại đến nay là chiếc giếng, đã được xây kiên cố bằng bê tông.
Những đứa trẻ ngồi chơi ngoài cổng đình Thanh Trì hơn một thế kỷ trước.
Góc ảnh khác về cổng tam quan của đình Thanh Trì xưa. Người Pháp gọi ngôi đình này là “chùa Lò mổ” (pagode de l’ abattoir), có lẽ do gần đình có một cơ sở giết mổ gia súc.
Dân làng tề tựu ngoài đình.
Những đứa trẻ ngỡ ngàng khi được chụp hình.
Ngày nay cảnh vật đã thay đổi đến mức không thể nhận ra, và những người trong ảnh đều đã trở thành người thiên cổ. Nhưng con cháu của họ vẫn sinh sống ở mảnh đất Thanh Trì giàu truyền thống văn hóa lịch sử…
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Léon Busy, Hà Nội, Đông Dương thời thuộc địa