⠀
Chùm ảnh: Xuất khẩu lao động ở Hải Phòng thập niên 1920
Sở hữu cảng biển lớn nhất khu vực Bắc Bộ, Hải Phòng từng là một trong những trung tâm xuất khẩu lao động hàng đầu ở Việt Nam thời thuộc địa.
Quang cảnh bên ngoài trại Chentrier ở đại lộ Clémenceau (nay là đường Lương Khánh Thiện), mộ trung tâm tuyển dụng xuất khẩu lao động ở Hải phòng, thập niên 1920.
Nhóm nam giới tình nguyện xuất khẩu lao động được nhà tuyển dụng giới thiệu tại phòng tuyển dụng ở trại Chentrier.
Ứng viên xuất khẩu lao động được cân đo, lấy dấu vân tay, ghi lại đặc điểm nhân dạng… để làm hồ sơ.
Bác sĩ người Pháp tiến hành kiểm tra tổng quát.
Các viên chức người Việt làm việc trong văn phòng tuyển dụng lao động.
Giám đốc trại xem xét giấy tờ và hợp đồng để sàng lọc đối tượng xuất khẩu lao động.
Người được phê duyệt xuất khẩu lao động tập trung để nghe đọc hợp đồng ở trại Chentrier.
Kiểm tra sức khỏe của người xuất khẩu lao động tại trạm xá của trại Lapicque, trên đại lộ Bonnal (nay là đường Ngô Quyền), Hải Phòng.
Người lao động di cư tập trung ở sân trại Lapicque. Họ sẽ được đưa đi Tân Hebrides, nhóm đảo thuộc địa của Pháp ở Nam Thái Bình Dương, hiện nay là đảo quốc Vanuatu.
Toàn cảnh khu trại Lapicque, nhìn từ bờ bên kia sông Cấm.
Khu vực nhà ăn của trại xuất khẩu lao động Fabri, nằm trên đại lộ Belgique, nay là đường Lê Lợi.
Một đội ngũ người lao động đã khăn gói sẵn sàng xuất ngoại tại trại Fabri.
Dọc đại lộ Belgique, một nhóm lao động di cư đi từ trại ra cảng Hảng Phòng.
Cổng trại Ferriez trên đại lộ Belgique ở Hải Phòng. Cơ sở này thuộc sở hữu của Công ty Đồn điền Đất đỏ Nam Kỳ. Tại nơi đây, những người lao động được tuyển mộ vào làm phu đồn điền sống tập trung chờ ngày tàu chở vào Nam Kỳ.
Hai vợ chồng dân địa phương chụp hình ở cổng trại Ferriez, trước khi nhập trại.
Cặp vợ chồng ở ảnh trước sau khi đã nhập trại. Họ sẽ phải ở hai khu dành riêng cho nam và nữ trước khi đi xuất khẩu lao động.
Lao động xuất khẩu được cấp 10 piastre (đồng bạc Đông Dương) tại trại Ferriez trước khi rời Hải Phòng.
Một đội ngũ công nhân lên tàu đi xuất khẩu lao động tại cảng Cap St.Jacques (Vũng Tàu).
Văn phòng của Tổng thanh tra Lao động trên đường Brière de l’Isle, nay là đường Hùng Vương, Hà Nội. Đây là cơ quan chủ quản của các hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam thời thuộc địa.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Đông Dương thời thuộc địa, Hải Phòng, Lao động - việc làm