Chùm ảnh: Tượng voi đá cổ độc đáo ở thành Đồ Bàn của người Chăm

Tượng voi đá cổ ở thành Đồ Bàn được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm.

Nằm ở địa phận xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, thành cổ Đồ Bàn từng là kinh đô của vương quốc Champa từ năm 999 đến 1471. Ngày nay, trong khu vực này còn lưu giữ cặp tượng voi đá cổ rất độc đáo do người Chăm chế tác.

Cặp voi này được đặt đối xứng nhau ở trung tâm thành cổ, gồm một voi lớn và một voi nhỏ. Trong đó, voi lớn cao tới 2m, được coi là tượng voi lớn nhất từng được biết tới của điêu khắc Chăm.

Tượng voi này được chế tác theo lối tả thực rất sống động, khác với kiểu tạo hình cách điệu thường thấy ở điêu khắc Chăm.

Bức tượng tạc từ một tảng đá nguyên khối rất lớn, được trau chuốt từng chi tiết nhỏ như nếp gấp của tai, hốc mắt…

Mắt voi được diễn tả rất có hồn.

Chân voi được tạo hình với đầy đủ năm móng.

Cổ voi đeo vòng, ngà đã bị cụt, không rõ là chủ ý tạo hình của người xưa hay voi từng có ngà dài, nhưng đã bị cụt sau các thăng trầm lịch sử.

Khi nhìn từ xa, bức tượng không khác gì một con voi thật.

Đối diện với voi lớn là voi nhỏ, có chiều cao khoảng 1,7m.

Con voi này được tạo hình với rất nhiều đồ trang sức trên mình, và dường như là voi cái.

Cổ voi đeo chùm lục lạc rất lớn.

Đầu voi đội vương miện.

Lưng voi có các dải dây thừng vắt qua.

Hai tai của voi không còn nguyên vẹn.

Theo các nhà nghiên cứu, hai con voi đá trong thành Đồ Bàn có nhiều dấu ấn mỹ thuật kế thừa từ giai đoạn Trà Kiệu muộn, niên đại thế kỷ 11-12.

Sau 1.000 năm lịch sử, cặp voi trở thành những dấu tích hiếm hoi còn sót lại của kinh đô vương quốc Champa xưa.

Theo KIẾN THỨC

Tags: , , , ,