⠀
Chùm ảnh: Những loài tắc kè độc đáo, kỳ lạ của Việt Nam
Với trên 50 loài thuộc họ Tắc kè (Gekkonidae) đã được ghi nhận, Việt Nam là một trong những quốc gia có sự đa dạng sinh học về loài tắc kè cao nhất thế giới. Sau đây là một số loài tiêu biểu.
Tắc kè (Gecko gecko). Khu vực phân bố: Khắp cả nước, đặc biệt là các vùng trung du và miền núi. Ảnh: Australian Geographic.
Tắc kè Reevesi (Gekko reevesii). Khu vực phân bố: Vùng núi thuộc tỉnh các tỉnh phía Bắc giáp với Trung Quốc. Ảnh:Nightcrawler Cult Tumblr.
Tắc kè đá núi Bà Đen (Gekko badenii). Khu vực phân bố: Loài này được phát hiện năm 1994 ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh và phân bố khắp vùng núi này với số lượng khá nhiều. Ảnh: BioLib.
Tắc kè đuôi vàng (Cnemaspis psychedelica). Khu vực phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, phát hiện ở Đảo Hòn Khoai thuộc tỉnh Kiên Giang năm 2010. Ảnh: BioLib.
Tắc kè núi Cấm (Cnemaspis nuicamensis). Khu vực phân bố: Loài đặc hữu Việt Nam, mới phát hiện năm 2007 ở khu vực rừng núi đá núi Cấm, tỉnh An Giang. Ảnh: Plazi TreatmentBank.
Thạch sùng đuôi dẹp (Hemidactylus platyurus). Khu vực phân bố: Từ Trung Trung Bộ đến Nam Bộ. Ảnh: Wikipedia.
Thạch sùng đuôi sần (Hemidactylus frenatus). Khu vực phân bố: Hầu khắp các tỉnh thành Việt Nam. Ảnh: Thai National Parks.
Thạch sùng Garnot (Hemidactylus garnotii). Khu vực phân bố: Từ Trung Trung Bộ đến Nam Bộ. Ảnh: Thai National Parks.
Thạch sùng mí Cát Bà (Goniurosaurus catbaensis). Khu vực phân bố: Loài mới phát hiện ở Việt Nam năm 2008, hiện tại mới chỉ ghi nhận ở đảo Cát Bà (Hải Phòng). Ảnh: Wikipedia.
Thạch sùng đuôi thùy (Ptychozoon lionotum). Khu vực phân bố: Ghi nhận ở Trảng Bom – Đồng Nai, Kiên Giang – Phú Quốc. Ảnh: Wikipedia.
Thằn lằn ngón Bù Gia Mập (Cyrtodactylus bugiamapensis). Khu vực phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, mới phát hiện ở Bình Phước (VQG Bù Gia Mập) năm 2012. Ảnh: Plazi.
Thằn lằn ngón Côn Đảo (Cyrtodactylus condorensis). Khu vực phân bố: Bà Rịa – Vũng Tàu (Côn Đảo), Cà Mau (Hòn Khoai), Kiên Giang (Hòn Tre, Hòn Sơn). Ảnh: BioLib.
Thằn lằn ngón Yang Bay (Cyrtodactylus yangbayensis). Khu vực phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, được phát hiện ở khu vực thác Yang Bay và Khu BTTN Hòn Bà thuộc tỉnh Khánh Hòa năm 2010. Ảnh: iNaturalist.
Thằn lằn ngón Phước Bình (Cyrtodactylus phuocbinhensis). Khu vực phân bố: Loài đặc hữu Việt Nam, phát hiện năm 2013 ở VQG Phước Bình, tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Plazi.
Thằn lằn ngón Thương (Cyrtodactylus thuongae). Khu vực phân bố: Loài đặc hữu của Việt Nam, phát hiện năm 2014 ở núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh. Ảnh: iNaturalist.
Thằn lằn ngón Bà Đen (Cyrtodactylus badenensis). Khu vực phân bố: Loài này được phát hiện năm 2006, thu mẫu ở núi Bà Đen, huyện Tân Châu, huyện Dương Minh Châu và thị xã Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Ảnh: iNaturalist.
Thằn lằn ngón Cát Tiên (Cyrtodactylus cattienensis). Khu vực phân bố: Loài được phát hiện vào năm 2009 ở VQG Cát tiên Đồng Nai, ngoài ra còn phân bố ở Núi Dinh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước… Ảnh: Wikipedia.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Bò sát