Chùm ảnh: Loài thằn lằn tuyệt đẹp được phát hiện ở TP HCM

Màu sắc trên da của nhông xám Nam Bộ rất đa dạng – từ da cam, xanh dương thẫm cho tới xanh lục nhạt. Con đực có màu rực rỡ để thu hút con cái, đặc biệt là vào mùa sinh sản.

Nhông xám Nam Bộ hay nhông Bách (Calotes bachae) là một loài thằn lằn xuất hiện nhiều trong các công viên tại TP.HCM. Mãi tới năm 2013, giới khoa học mới biết chúng là một loài chưa từng được ghi nhận. Ảnh: Arcadia Reptile.

Có sự trớ trêu này là vì nhông xám Nam Bộ bị nhầm lẫn với nhông xám (Calotes mystaceus) – một loài thằn lằn có hình dạng tương tự, sinh sống phổ biến ở Myanmar và Thái Lan. Ảnh: Reddit.

Tuy nhiên, kết quả tổng hợp của phân tích gen và xem xét kích cỡ và đặc điểm vảy đã chỉ ra rằng nhông xám Nam Bộ là một loài riêng biệt. Ảnh: Zé Fontes.

Loài thằn lằn này có chiều dài đầu và thân khoảng 10 cm. Đuôi của chúng dài gấp đôi đầu và thân. Chúng có một diềm da chạy từ sau hàm đến gần chi trước. Vảy thân nhỏ với kích cỡ không đều. Ảnh: Pixabay.

Cá thể đực của nhông xám Nam Bộ có màu rực rỡ để thu hút con cái, đặc biệt là vào mùa sinh sản. Đầu và chân trước của chúng có màu xanh lam với vạch vàng tươi hai bên mặt. Ảnh: ZooChat.

Vào ban đêm, những mảng màu bắt mắt của chúng sẽ chuyển sang màu nâu. Thằn lằn cái nhỏ hơn và không có màu sắc đẹp như con đực. Ảnh: iNaturalist.

Ngoài TP HCM, thằn lằn Calotes bachae cũng được ghi nhận ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ảnh: The Pet Enthusiast.

Chúng có mặt ở các sinh cảnh gần khu dân cư như vườn nhà, cây bụi ven đường hay các khu rừng trên núi đất thấp. Ảnh: iNaturalist.

Do có số lượng lớn trong khu vực phân bố, nhông xám Nam Bộ được xếp vào diện Ít quan tâm Trong Sách Đỏ của IUCN. Ảnh: Reddit.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,