Chùm ảnh: Kỷ vật của mặt trận truyền thông thời chống Mỹ

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, truyền thông là một mặt trận quan trọng góp phần làm nên thắng lợi của quân và dân ta. Cùng nhìn lại những hiện vật lịch sử gắn với mặt trận đặc biệt này.

Máy cát-xét Sony, thiết bị dùng để ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của tổng thống Dương Văn Minh tại Đài phát thanh Sài Gòn, ngày 30/4/1975. Hiện vật trưng bày thuộc chuyên đề “Truyền thông trong kháng chiến”, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Đài National Panasonic, đồng chí Ngô Ngọc Năng – cán bộ ban Hoa vận – sử dụng để theo dõi thông tin trong thời gian bị giam cầm tại nhà tù Côn Đảo, những năm 1968-1973.

Máy chạy băng cối hiệu Teac A-6010, được lực lượng Giải phóng dùng trong hoạt động truyền thông kháng chiến từ năm 1968.

Manip (thiết bị phát tín hiệu morse) được sử dụng đề truyền tin trong đợt Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968.

Loa phát thanh, đồng chí Huỳnh Văn Cang (bí danh Tư Cang) sử dụng để phát tin tức chiến thắng của quân Giải phóng, năm 1975.

Bàn hòa âm hiệu Console 2, sử dụng để pha trộn tín hiệu đầu vào đưa ra máy phát thanh, lực lượng cách mạng sử dụng trước năm 1975.

Máy chiếu phim 16 ly, Đội chiếu phim Sao Mai thuộc Khu ủy Sài Gòn – Gia Định sử dụng chiếu phim phục vụ đồng bào khu “Tam giác sắt” những năm 1963-1975.

Dụng cụ in ấn, Ban Binh vật Sài Gòn – Gia Định sử dụng in ấn tài liệu, truyền đơn cách mạng, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền chính sách trong giai đoạn 1972-1975.

Máy ảnh Rolleiflex, đồng chí Lê Hồng Thanh, cán bộ Điện ảnh Khu ủy Sài Gòn – Gia Định sử dụng trong thời gian đóng quân tại Củ chi và Tây Ninh những năm 1964-1974.

Máy in Ronéo Gestetner của Tổng hội sinh viên Sài Gòn sử dụng in tài liệu, truyền đơn đấu tranh, giai đoạn 1969-1974.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , , ,