⠀
Chùm ảnh: Hoàng thành Huế một thế kỷ trước qua ống kính người Pháp
Những hình ảnh tư liệu quý giá về Hoàng thành Huế xưa được in trong sách ảnh “An Nam 1919 – Đông Dương thuộc Pháp” (An Nam 1919 – L’Indochine française), xuất bản tại Paris năm 1919.
Ngọ Môn – cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế.
Từ tầng gác của Ngọ Môn nhìn về điện Thái Hòa, cung điện quan trọng nhất Hoàng thành, nơi đặt ngai vàng của vua nhà Nguyễn.
Xe ngựa của vua Khải Định đi qua cầu Trung Đạo, cây cầu nằm trên hồ Thái Dịch phía sau Ngọ Môn.
Các viên quan triều đình nhà Nguyễn xếp hàng thực hiện một nghi lễ trên sân điện Thái Hòa
Các quan thực hiện động tác quỳ lạy để biểu thị sự tôn kính với vua và các bậc thần linh.
Dàn nhạc của triều đình biểu diễn ở sân điện Thái Hòa.
Từ Đại Cung Môn – cửa chính dẫn vào Tử Cấm thành Huế – nhìn về điện Thái Hòa. Đại Cung Môn đã bị phá hủy năm 1947.
Cảnh cổng bằng gỗ trang trí cầu kỳ của Đại Cung Môn.
Điện Cần Chánh trong Tử Cấm thành, nằm sau Đại Cung Môn. Đây là nơi vua thiết triều, thường tiếp sứ bộ ngoại giao, tổ chức yến tiệc của hoàng gia và triều đình của triều Nguyễn. Cung điện này đã bị phá hủy năm 1947.
Trình diễn vũ điệu phục vụ nghi lễ ở sân điện Cần Chánh.
Vũ công tham gia cuộc trình diễn là các bé gái nhỏ tuổi.
Hiển Lâm Các và bộ Cửu Đỉnh nhà Nguyễn.
Cao đỉnh, chiếc đỉnh có vị trí trung tâm trong Cửu Đỉnh.
Phía trước Thế Tổ Miếu, nơi thờ các vị vua triều Nguyễn.
Cánh cổng ở Hưng Tổ Miếu, nơi thờ song thân vua Gia Long.
Cửa Nội Vụ (cửa Hiển Nhơn) ở Hoàng thành Huế xưa. Năm 1923 cửa được vua Khải Định cho xây lại bằng gạch, gắn mảnh sành sứ trang trí.
Nhật Thành Lâu, tòa lầu hai tầng nằm ở phía Đông điện Càn Thành, phía Nam Thái Bình Lâu trong Hoàng thành Huế.
Chậu cây bằng sứ tại một khu vực trong Hoàng thành.
Trên tường thành, các binh sĩ đánh trống báo canh giờ.
Theo KIẾN THỨC
Tags: Nhà Nguyễn, Huế, Đông Dương thời thuộc địa