Bốn kiểu xấu hổ của con người dưới cái nhìn tâm lý học

“Mặc dù xấu hổ không phải là một cảm giác độc hại gì nhưng nó sẽ khiến cuộc sống của chúng ta ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau” – Joseph Burgo.

Bốn kiểu xấu hổ của con người dưới cái nhìn tâm lý học

Joseph Burgo là một Chuyên gia trị liệu tâm lý, đồng thời là tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng, nhà bình luận hàng đầu của The New York Times, US Today, The Washington Post, The Atlantic… Ông cũng là tác giả của blog nổi tiếng viết về nỗi xấu hổ (shame).

Burgo cho biết khi ông lần đầu tiên đề xuất ý tưởng viết về sự xấu hổ, hầu hết mọi người đều tỏ ra e ngại. Có thể đây là một vấn đề khá nhạy cảm với nhiều người.

Chúng ta thường cảm thấy xấu hổ vì nhiều lý do khác nhau và theo nhiều cách khác nhau. Trong cuốn sách mang tên “Shame: Free Yourself, Find Joy, ɑnd Build True Self-Esteem” được xuất bản vào tháng 11/2018, Burgo đã tiếp cận chủ đề xấu hổ dưới 4 lăng kính khác nhau, được ông gọi là “khuôn mẫᴜ xấᴜ hổ”.

“Tôi nghĩ ɾằɴg hầᴜ hết mọi người đềᴜ có sự xấᴜ hổ, ɴó ảnh hưởng đến nhiềᴜ nét tính cách củɑ chúng tɑ. Tôi nghĩ đối ρhó với nỗi xấᴜ hổ, làm thế nào để khắc phục chúng là một tɾong những mối bận tâm hằng ngày củɑ chúng tɑ. Mặc Ԁù nó khôɴg ρhải là một cảm giác độc hại gì, nhưɴg ɴó khiến cuộc sống củɑ chúng tɑ bị ảnh hưởng theo nhiều cách khác nhau”, ông chia sẻ.

Ai cũng đều có nỗi xấu hổ và được chia thành 4 kiểu khác nhau.

1. Xấu hổ khi tình yêu không được đáp lại

Bất cứ ai đã từng yêu và bị từ chối, nhận ra rằng tình yêu của mình không được đáp lại, họ sẽ cảm thấy thật xấu hổ và thậm chí là bị bẽ mặt, Burgo nói.

Loại xấu hổ này phát triển sớm trong cuộc sống. Ví dụ: khi các bà mẹ tương tác với trẻ sơ sinh bằng cách mỉm cười và trò chuyện với chúng, nhưng sau một vài phút chúng vẫn không phản ứng lại, các bà mẹ bắt đầu chán nản và bỏ qua các hành động của em bé. Em bé cố gắng mỉm cười, chỉ tay, la hét để mẹ tiếp tục chơi với chúng, và cuối cùng stress sẽ trở nên quá nhiều và chúng bắt đầu khóc. Sự thiếu thấu cảm của người mẹ khiến đứa trẻ cảm thấy xấu hổ.

“Nếᴜ sự việc này cứ lặp đi lặp lại, nếu mối quan hệ gắn bó này không phát triển bình thường và người mẹ luôn thiếu vắng một mức độ cảm thông thì nó sẽ làm biến dạng sự phát triển của đứa trẻ và dẫn tới một loại phiền toái mà tôi gọi là xấu hổ cơ bản” – Burgo giải thích trong một bài viết chi tiết về tình yêu không được đáp lại.

2. Những sự vạch trần không mong muốn

Ví Ԁụ, bạn bị phê bình ở nơi công cộng, bạn bị ai đó đi trên đường làm bẽ mặt … Đây đều là những tình huống điển hình mà nhiều người nghĩ đến ngay khi đề cập đến sự xấu hổ.

3. Xấu hổ khi những kỳ vọng không thành

Đó là khi bạn đặt ra mục tiêu và sau đó thất bại. Chẳng hạn như trong công việc, bạn không nhận được sự thăng tiến mà bạn đang theo đuổi, hay trong cuộc sống cá nhân, các mối quan hệ không thành công theo như cách bạn mong đợi.

4. Xấu hổ khi bị bỏ lại

Đôi khi chúng ta đơn giản chỉ muốn hòa nhập và tìm cảm giác đó là nơi chúng ta thuộc về. Điều này xảy ra ở mọi bước đi của cuộc sống, tại nơi làm việc, trong tình bạn, và trong các mối quan hệ lãng mạn. Chúng ta đặt rất nhiều tình cảm vào đó nhưng lại luôn bị cho ra rìa, bị coi như người ngoài cuộc.

Lúc này bạn cảm thấy lo lắng, đôi khi xấu hổ và khó chấp nhận được bản thân mình.

Burgo chia sẻ rằng: “Bạn hãy tự hỏi mình xem đó có phải là nơi bạn thuộc về, là thứ mà bạn thích, và liệu ta có thể thành công hay không? Theo tôi, đó là những mối quan tâm thường ngày của ta và tất cả đều có nguy cơ dẫn đến xấu hổ cả”.

Đối với những người hay có cảm giác xấu hổ, họ thường lo lắng về việc bị người khác đánh giá như thế nào, do vậy chúng ta phải kiên nhẫn, dùng một khoảng thời gian dài để xây dựng niềm tin với họ, để họ có thể mở lòng với chúng ta, hòa nhập với chúng ta và giảm bớt đi cảm giác xấu hổ của họ.

Sự xấu hổ có thể phát triển theo chiều hướng có lợi

Xấu hổ có thể dẫn tới tính cách tiêu cực như tính ái kỷ, nhưng nó cũng mang lại lợi ích sinh tồn cho chúng ta theo cách này hay cách khác.

Ví dụ, trẻ em luôn có tính tò mò và muốn khám phá. Điều này khá nguy hiểm khi chúng quá quan tâm, thích thú đối với những người và những người xa lạ. Nói “không” là một hình thức nhẹ của xấu hổ, và hầu hết các bậc cha mẹ sử dụng nó rất nhiều trong khi nuôi dạy con cái của mình. Nó làm gián đoạn cảm giác tích cực của sự khám phá mà đứa trẻ đang cảm nhận, nhưng sự xấu hổ khi nói “không” này sẽ không kéo dài và không gây ra những hậu quả về lâu dài.

Theo TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM / BUSINESS INSIDER

Tags: