Attila và Hung Nô: Sự trừng phạt Thượng đế dành cho người La Mã

Trong lịch sử của mình, Châu Âu nhiều phen từng suýt bị chinh phục từ phía đông. Ít nhất hai lần, rất có thể đã xuất hiện một Châu Âu Hồi giáo, sẽ rất khác với Châu Âu mà ta biết ngày nay. Tuy nhiên, cuộc tấn công đầu tiên, và để lại nỗi kinh hoàng cũng như ấn tượng sâu sắc nhất đối với toàn thể Châu Âu cho đến ngày nay người ta vẫn phải nhắc lại: Attila – Vua Hung Nô, Ngọn roi của Thượng Đế hay Sự trừng phạt của trời.

Attila và người Hung Nô: Sự trừng phạt Thượng đế dành cho người La Mã

Đầu tiên, phải dập ngay cái nhận định sai lầm: ”Người Hung” ở đây không phải người Hungary hiện tại, nhưng lãnh thổ Hungary ngày nay từng là 1 phần của đế quốc Hung thì đúng. Hung Nô ở đây có phải là người Hung Nô ở Mạc Bắc Trung Quốc không? – có thể phải mà cũng có thể không. Thời Hán Vũ Đế, người Trung Hoa bắt đầu thực hiện các chiến dịch quân sự quy mô lớn ở phía ngoài Vạn Lý Trường Thành. Nhờ tiềm lực hùng hậu của nhà Hán, cộng thêm quyết tâm của Hán Vũ Đế, các danh tướng Vệ Thanh, Hoắc Khứ Bệnh, Lý Quảng thực hiện hàng chục các cuộc viễn chinh. Người Hung Nô lùi dần về phía bắc, chia năm xẻ bảy, một bộ phận thì đầu hàng người Hán, một bộ phận chạy về phía Tây, qua miền Trung Á gọi là tây Hung Nô. Chính vì thế mà có một số ý kiến cho rằng chính nhánh Tây Hung Nô này đã hình thành nên “người Hung” càn quét qua Châu Âu sau này. Thật ra thì khi phân hóa thành 1 nhánh Tây Hung Nô, sử sách nhà Hán chỉ ghi đến đó, rồi sau đó nhóm này ”biệt tích” luôn, đó là khoảng 150 năm trước CN, đến tận giữa thế kỷ thứ 5, Châu Âu mới bị nạn Hung Nô hoành hành. Giữa thời gian cách nhau 600 năm như thế, thật khó để có thể khẳng định người Hung có thật là Hung Nô hay không, tôi cho là không. Người Hung mà đã từng càn quét Châu Âu như sắp nói ở dưới đây, thật ra có nguồn gốc Trung Á, có lẽ họ gần với người Turk (Tuyếc) Seljuk mà sau này từng thành lập một hãn quốc Khwazem trong vùng này trước khi bị quân Mông Cổ tiêu diệt.

Miền Trung Á là cái nôi của những giống dân du mục, nằm vắt ngang qua hai châu lục Á – Âu với những núi cao cheo leo, những thảo nguyên xanh ngút ngàn tít tắp tạo cho những sắc dân ở đây lối sống tự do, phóng khoáng nhưng đồng thời cũng rất kiêu dũng, thiện chiến người Tarta, người Turk, người Thổ sau này đều có những đặc điểm ấy… và người Huns cũng vậy. Người Huns vốn là một giống dân bí hiểm và khủng khiếp . Họ xâm nhập biên giới La Mã vào thế kỷ thứ 4 , cỡi trên những chiến mã, họ đến từ những thảo nguyên châu Á , gieo rắc nỗi kinh hoàng lên cả các rợ German và người La Mã. Khi họ xuất hiện, lập tức gây chấn nhiếp quần hùng: tại biển Đen họ chinh phạt người Ostrogoth, dồn người Visigoth từ sông Danube phải chạy vào đế chế La Mã. Người La Mã đương nhiên không chịu được, năm 378, hoàng đế Tây La Mã Valens thân chinh cầm quân ra đánh liên minh người Goth tại trận Adrianople. Kết quả trận đánh, cóc nói nhiều, sml cho quân La Mã, đây là trận thua “không thể tin được” và là thất bại nặng nề thứ 2 của La Mã sau trận Canae trước danh tướng Hanibal năm xưa. 2/3 quân La Mã bị đồ sát, xác quân La Mã chất cao như núi và chính hoàng đế Valens cũng mất mạng trong đám loạn quân. Thất bại này làm cho rợ Goth chính thức tràn vào và định cư trên các vùng lãnh thổ của La Mã (dù trước đây họ từng định cư rồi, nhưng đó chỉ là ở khúc “rìa”, nơi biên giới của đế quốc, còn giờ đây thì họ vào hẳn trong đế quốc).

Qua trận chiến trên, các anh/chị thấy người Goth man rợ và khủng khiếp thế nào, ấy thế mà họ vẫn không có cửa với người Huns thì có thể suy ra bọn Huns còn man rợ và khát máu gấp đôi. Một vị sử gia La Mã từng ghi chép như sau: “Quốc gia của người Hun hoang dã khác thường so với các rợ khác…Và dù (người Hun) cũng trang bị như các chiến binh khác nhưng họ thật sự hoang dã vì họ ko nấu nướng và ko cần gia vị trong các bữa ăn, họ ăn các loại củ trên mặt đất vầ gần như ăn sống các loại thịt động vật mềm. Tôi nói gần như sống vì họ nấu nướng trong các dụng cụ ngay trên lưng ngựa. …Khi tấn công ,họ tham gia rất bài bản , họ tiến vào trận đánh bằng đội hình hàng dọc sau đó làm tràn ngập không khí với những tiếng la hét hỗn loạn. Thường thấy hơn là họ chiến đấu ko theo thứ tự nào cả nhưng chuyển động của họ nhanh và bất ngờ cực kì .Họ tản ra rồi sau đó nhập lại theo các nhóm nhỏ , họ gieo rắc sự cướp phá trên các vùng rộng lớn , lướt như bay qua các thành luỹ của kẻ thù và cướp phá nhanh tới mức kẻ thù chưa nhận biết dc sự xuất hiện của bọn họ.Phải thú nhận rằng họ là những chiến binh khủng khiếp nhất ,họ chiến đấu ở cự li xa với cung tên có thể bắn thủng tới tận xương nhanh như chớp. Khi cận chiến bằng gươm ,họ chiến đấu không màng đến sự an toàn của bản thân, khi kẻ thù phải chú ý từng đường gươm để đỡ gạt , họ sẽ quăng lưới vào đối phương , trói chặt ,khiến cho họ ko thể đứng vững hay cỡi ngựa được“.

Thuở ban đầu, Người Huns cũng chỉ xua đuổi người Goth và định cư ngoài rìa của đế chế La Mã, nhận tiền của La Mã để ngồi im không quậy. Mọi chuyện chỉ bắt đầu thay đổi từ khi người Huns bắt đầu có một vị vua mới: Attila. Không ai rõ tuổi trẻ của người đàn ông này như thế nào, vì có lẽ cũng như đại đa số các dân tộc du mục ngày đó, chữ đối với họ là thứ xa xỉ, thế nên có rất ít thứ được ghi chép lại. Người ta chỉ biết rằng đâu như quãng năm 440 Attila bắt đầu đòi Hoàng đế La Mã phải nộp gấp đôi số vàng cống nạp hàng năm, sau đó, thấy dễ ăn quá, họ xua luôn quân vào đồng bằng Baikal, rồi đến Thrace, Thermophyles… những vùng đất Hy Lạp trù phú. Người Huns cưỡi trên những con ngựa lùn Châu Á, đối với người La Mã mà nói, những con ngựa ấy xứng đáng gọi là “quái vật”: Chúng thấp, hơi gù, lông bờm xơ xác, lông đuôi thì rối mù, so với những con ngựa cao lớn, lông dài tha thướt, bước đi quý phái của người La Mã thì giống như là thiên nga so với vịt què. Ấy thế nhưng trên chiến trường, những con ngựa lùn ấy lao lên như điên dại, chúng không sợ lửa, không sợ tiếng kiếm đập lên khiên. Chúng có thể phi liên tục mấy ngày mà không cần ăn uống ngủ nghỉ, khi cần chúng lại có thể được đóng vào những cỗ xe chở đồ hậu cần và kéo như bò, mỗi chiến binh Huns đầu dắt theo 2,3 con ngựa như thế. Lính Huns dính chặt trên lưng ngựa, họ sống trên lưng ngựa như người la Mã sống trên mặt đất và quay trở y hệt như con ngựa dính liền với cơ thể họ. Mà khoan, chưa hết, con ngựa đi kèm combo cây cung mới là nỗi khiếp đảm với kẻ thù của người Huns: người Huns có thể bắn tên ở mọi tư thế, mọi vị trí trên lưng ngựa, người ta có số liệu nói rằng đa số chiến binh Huns có thể bắn tên với tốc độ 3 mũi/2s với độ chính xác kinh ngạc, mũi tên của người Huns có thể xuyên giáp của người La Mã như xuyên thủng giấy, khi đụng trận, người La Mã phải dựa rất nhiều vào sự hỗ trợ của đồng minh người Goth để chống chọi người Huns. Làng mạc, thành phố phương Tây giờ đây nghe tiếng tù và, tiếng vó ngựa người Huns thì sợ xanh mặt, lập tức lo thanh dã cho nhanh, làng mạc nào chậm chân chạy không kịp thì bị “đồ sát” đúng nghĩa đen, gà chó còn không chừa chứ đừng nói phụ nữ trẻ em hay linh mục. Tương truyền câu nói: Nơi nào vó ngựa quân ta đi qua, cỏ nơi đó không mọc được là của Attila. Có giai thoại kể rằng: Một đoàn ngoại giao của La Mã thừa lệnh hoàng đế đến nói chuyện phải quấy với quân Huns, họ đến nơi quân Huns đang dựng trại là bên bờ sông Danube, họ định đi ngang qua một thành phố và ở lại đó trước khi đến trại quân Huns, nhưng khi đến nơi, cái gọi là “thành phố” ấy chỉ là mấy đống gạch vụn đang cháy nham nhở, thây người la liệt khắp nơi và mùi người bị cháy, mùi tanh của máu và xác chết đang phân hủy kinh khủng đến mức đoàn ngoại giao phải đi vòng lối khác. À, mà đã hết đâu… khi đến trại Huns thì do nói chuyện không “lọt tai” Attila, ông ta tiễn cả đoàn sứ thần về La Mã bằng đường hỏa tốc bằng cách mang đầu của họ về cho lẹ…

Trong khi ai cũng nghĩ rằng Attila sẽ tấn công thẳng vào La Mã không sớm thì muộn, thì đột ngột, người Huns bỗng bỏ qua Ý mà vòng sang tận … phía Tây – tức là xứ Gaule, nước Pháp ngày nay. Và vì một câu chuyện kì lạ nổi tiếng nhất trong lịch sử xảy đến với Attila, cho ông ta cái cớ hợp pháp để tiến hành chiến tranh chống lại Tây hoàng đế. Honoria, em gái của hoàng đế Valentinian , vào năm 449 bị phát hiện dan díu với người quản gia, kết quả của mối tình lén lút này là Honoria có thai và bị biệt giam. Trong cơn tức giận cô ta lén lút gửi cho Attila chiếc nhẫn của mình và yêu cầu dc cứu giúp . Attila xử lí việc này bằng cách đưa ra đề nghị cầu hôn và yêu cầu một nửa đế quốc như là của hồi môn. Vì vậy khi vượt qua sông Rhine ông ta tuyên bố chỉ tìm kiếm những gì thuộc về mình bằng vũ lực.Sau khi chuẩn bị chu đáo, Attila vượt sông Rhine với đội quân lớn người Huns và các rợ đồng minh khác. Trong đội quân của ông ta có một bộ phận lớn người Ostrogoth và các chiến binh người Germanic bao gồm cả người Burgundians và người Alans sống gần biên giới đế quốc La Mã. Người Frank chia làm hai bộ phận , một ủng hộ Roman và một chống lại. Vào đầu tháng tư ,Attila tiến vào Metz và nỗi sợ hãi bao trùm xứ Gaul. Hàng loạt thành phố lớn ở Châu Âu bị cướp phá và thiêu trụi : Rheims, Mainz, Strasbourg, Cologne, Worms và Trier. Người Châu Âu lên cơn run cầm cập, chuông nhà thờ going lên những hồi chuông liên tục như báo hiệu ngày tận thế đang đến dần, người ta bắt đầu gọi Attila là “Sự trừng phạt của chúa”… Lúc này người La Mã quyết đánh 1 trận dốc túi, Đại tướng quân La Mã Flavius Aetius – người sau này được các sử gia phong tặng danh hiệu “Người La Mã cuối cùng” đã thành lập một đội quân liên hợp gồm người Visigoths, người Alans và người Burgundians, kết nối họ với binh lính Roman của mình để cùng nhau phòng thủ xứ Gaul. Mặc dù tất cả các bên đều căm thù người Huns, đó vẫn là một thành tích đáng kể của Aetius khi tạo ra một mối liên minh quân sự có hiệu quả.

Ngày 20/4/451, hai bên đụng nhau ở Chalon, đâu đó miền bắc nước Pháp ngày nay. Bên cánh phải của quân Huns là một số lượng lớn đồng minh rợ Gecmanic , bên trái là người Ostrogoth và Attila thống lĩnh trung quân với đội quân người Huns tinh nhuệ của mình. Ở phía đối diện ,Aetius quyết định đưa đội quân ít tin cậy nhất của mình là người Alan vào trung tâm để hứng chịu mũi đột kích của Attila. Người Visigoth bố trí bên phải và người Roman trấn giữ bên trái. Aetius hy vọng thực hiện thế gọng kìm, tấn công mạnh vào hai bên cánh yếu của Attila trong khi phòng thủ ,cố giữ vững khu trung tâm. Khi người Roman bên cánh trái chiếm được một số khu đất cao bằng cuộc tấn công ban đầu, họ đã nắm được một phần lợi thế. Nên Attila tấn công mạnh mẽ vào người Alan ở trung tâm. Ông ta dồn người Alan dạt sang bên mé phải chỗ của quân Roman, quân Roman đã chiếm được một khu đất cao nên rút dần lên đó và hỗ trợ cho người Alan, và kỳ diệu thay, tuyến giữa của họ dù bị đập tơi tả nhưng không vỡ. Trong khi đội hình của quân Hun đang chuyển hướng sang bên cánh phải họ đã để lộ sườn và bị Theodoric , vua của người Visigoth đột kích , và khi màn đêm buông xuống , người Huns bị tổn thất nặng nề ở cả hai bên cánh. Bản thân Theodoric cũng mất mạng trong trận đánh này. Trận đánh kthúc khi màn đêm hoàn toàn buông xuống, sáng hôm sau các tướng lĩnh đề nghị Aetius tiếp tục mở cuộc tấn công, nhưng ông ta đã không làm vậy. Attila cũng không tấn công nữa, ông ta rút khỏi chiến trường, rồi rút hẳn về bên kia sông Rhein. Tới ngày nay người ta vẫn còn tranh cãi rất nhiều về quyết định này của Aetius: Tại sao ông ta không tiếp tục tấn công? – Có 2 giả thuyết:

1/ Dù La Mã đánh thắng trận này, nhưng rõ ràng quân Huns vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn. Binh pháp có dạy “Giặc cùng chớ đuổi”, huống hồ lực lượng của quân liên minh cũng bầm dập sau chiến thắng này, có người đã miêu tả, xác chết của 2 bên trong trận chiến này là “không thể đếm được”.

Aetius muốn giữ lại người Huns để làm áp lực gián tiếp khống chế các tộc người xứ Gaule phải phụ thuộc vào La Mã: Thực tế thời kỳ này cho thấy, quân La Mã đã quá suy yếu, thường xuyên phải sử dụng những đội lính đánh thuê “man tộc” để chống lại người Huns, từ đó người La Mã dần bị coi thường, các ông vua “man tộc” ngày càng giàu có và muốn độc lập tách khỏi La Mã.

Dù sao đi chăng nữa, Châu Âu hay nền văn minh phương tây đã được cứu rỗi qua trận Chalon này, dù trong đầu thế kỷ 20 này, nhiều nhà sử học Tây phương có cố gắng làm giảm nhẹ tầm quan trọng của trận chiến này đi (nên nhớ đầu TK20 là thời điểm người phương Tây bóc lột và chiếm cứ các thuộc địa ở phương Đông, việc cố tình làm giảm nhẹ ý nghĩa trận chiến có lẽ bắt nguồn từ tự tôn dân tộc). Trong năm tiếp theo (452), Attila cũng từng cố gắng tấn công thẳng vào La Mã nhưng đều phải hủy bỏ giữa chừng do tiếp liệu gặp khó khăn, hay cũng có thể quân đội của ông ta không còn mạnh như trước trận Chalon nữa. Có một câu chuyện nổi tiếng dc lưu truyền rằng , Giáo hoàng Leo đã đến gặp Attila tại Bắc ý chỗ ngã ba hai con sông Po và Minicio, thuyết phục ông ta rời Italia bằng tài hùng biện và trao tặng những chiếc áo choàng quyền quí của giới tăng lữ. Theo một trong những truyền thuyết mầu nhiệm nhất trong lịch sử Cơ đốc giáo, thì thánh Peter và Paul đã hiện ra trước mặt Attila và đe dọa sẽ cho ông ta cái chết ngay lập tức nếu từ chối lời thỉnh cầu của Giáo hoàng Leo. Có lẽ chẳng có ảnh hưởng gì từ Giáo hoàng, mà chủ yếu là vì đội quân của Attia đã cạn nguồn cung cấp, việc đó ảnh hưởng đến quyết định của thủ lãnh người Hun. Đã có nạn đói xảy ra ở Italia vào năm 450-51, và việc cung cấp hậu cần ko phải thế mạnh của các đội quân rợ.

Năm 453, Attila rút đại quân về vùng đất nay là Hungary, ông cưới một thiếu nữ tên là Ildico. Nổi tiếng về sự hung mãnh trên chiến trường nhưng bình thường, Attila ăn uống rất ít trong các bữa tiệc lớn. Tuy nhiên, ông đã dành cho mình một ngoại lệ trong ngày đại hỉ và uống rất nhiều rượu. Đêm đó, khi cô vợ trẻ nóng bỏng trút hết xiêm y trước mặt Attila, máu nóng trào dâng trong cơ thể ông, và ông bị chảy máu mũi rất nhiều nhưng say tới mức không nhận ra (không biết say rượu hay say người?) và đã chết ngộp trong máu của chính mình. Xác chết của Attila được người hầu tìm thấy vào sáng hôm sau. Nơi chon cất của Attila đến nay vẫn còn là bí mật, sau cái chết của ông, người Huns bỗng tư dưng biến mất khỏi Châu Âu, bí ẩn hệt như cái cách mà họ đột nhiên xuất hiện. Bị những người Goth, người German nổi lên chống lại ngay sau đó, có lẽ người Huns trở về những vùng đồng cỏ ở thảo nguyên Trung Á, nơi phát tích của họ…

Còn Aetius, “người La Mã cuối cùng” cũng là người đầu tiên từng đánh bại Attila trên chiến trường? – Trong thời gian cầm quyền của ông ta ở thập niên 430 ,40 và 50 , Rome đã đánh mất rất nhiều thuộc địa và đất đai, đặc biệt là với người Vandal ở Bắc Phi. Vào năm 454, Hoàng đế Valentinian III, một gã nhu nhược, đồng bóng và hay thù vặt, lo ngại trước quyền lực quá lớn của Aetius, đã tự tay giết chết ông ta bằng chính thanh gươm của mình. Một trong những cố vấn của Hoàng Đế đã nói rằng: “Nhà vua đã cắt rời tay phải bằng tay trái”. Năm sau, hai thuộc hạ của Aetius giết chết vị hoàng đế. Từ đó về sau Roma chìm trong đảo chính và ám sát, người Goth, người Frank, người Vandal dần dần “bật” người La Mã, năm 455, người Vandal vượt biển đánh thẳng vào Roma, và họ làm được điều mà chưa đội quân nào ngoài nước Ý làm được suốt 1000 năm: Đốt phá và cướp bóc sạch sẽ thành Rome trong 2 tuần, chỉ hai tuần cũng khiến cho cái tên Vandal trở nên bất cmn hủ trong lịch sử thế giới: Từ đó về sau, những kẻ nhân lúc chiến tranh mà có hành động phá hoại, đập đổ di tích, kiến trúc các kiểu… đều bị người phương Tây gọi là “Bọn Vandal” hay “Chủ nghĩa Vandal” và như vậy vào năm 476 La Mã cáo chung, ko còn hoàng đế nào nữa ở phương Tây. Aetius thật sự là” Người cuối cùng của La Mã”.

Theo LỊCH SỬ CÓ GÌ HAY

Tags: , , ,