Thi pháp Thơ mới và cuộc cách mạng thi ca Việt nam

Chú thích:

[1] Chia khổ, mỗi khổ có bốn dòng

[2] Ví dụ câu “Trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn, Tiếng ốc xa đưa lẫn trống đồn, Gác mái ngư ông về viễn phố, Gõ sừng mục tử lại cô thôn…” Câu đầu là cảnh được, câu 2 là cảnh được nghe, câu 3, 4 là được thấy, nhưng ai thấy, ai nói, không cho biết. Nó thiếu vắng chủ thể lời nói trong thơ. Chủ thể ấy siêu cá thể, nó tự gọi chủ thể trĩư tình trong bài là khách: “Dặm liễu sương sa khách bước dồn.”

3 Xin xem Thi pháp Thơ Tố Hữu, nxb. Tác phẩm mới, Hà Nội, 1987. Thuật ngữ thơ điệu ngâm có tính ước lệ, nhằm đối lập với thơ điệu nó, trong đó, thơ điệu ngâm cấu tạo thao âm nhạc do sắp xếp theo khuôn mẫu niêm luật mà có. Thơ hầu như không mang ngữ điệu nói của con người.

[4] Khái niệm tu từ học câu sẵn,chữ sẵn là do nhà nghiên cứu Ucraina Chernoivanenco E. đưa ra năm 1996 trong công trình bàn về quá trình văn học.

[5] Để hiểu tính cách mạng của thi pháp thơ mới, tôi xin dẫn một nhận định của nhà thơ, nhà nghiên cứu Trịnh Mẫn về thơ mới Trung Quốc đầu thế kỉ XX : Thơ mới Trung Quốc đang đi tìm minh, tìm nhân cách nhà thơ, tìm hình tượng thơ, tìm đặc sắc thơ chữ Hán, song thơ mới đã cáo biệt thơ cổ điển, thoát khỏi họ hàng thơ cổ điển, và đang không ngừng đi lang thang.” Khuynh hướng của bà Trịnh Mẫn là chê thơ mới Trung Quốc, nhưng theo tôi bà không quan tâm đến sự khác biệt giữa thơ cổ với thơ bạch thoại, đó là một thiếu sót lớn trong nghiên cứu của bà. Xem bài Một trăn năm tìm kiếm thơ mới và trào lưu hậu tân trào. trong sách: Thơ ca và triết học là láng giềng, bàn về về cấu trúc và giải cấu trúc thơ, Đại học Bắc Kinh, 1999, tr. 333.

[6] Người Việt hiện đại nói chung không coi thơ châm biếm là sáng tạo, thơ viết đăng bào hàng ngày, ở trang cuối, ở chỗ lấp chỗ trống, bên cạnh chỗ tranh biếm hoạ. Tạp chi thơ không mấy khi đăng thơ trào phúng. Người làm thơ châm biếm chỉ cốt đánh cho ác, cho hiểm, cho đau, không mấy khi nghĩ sáng tacá ra hình thức mới. Đó là thơ thực dụng, không phải thơ thẩm mĩ.

[7] Thơ mới và sự đổi mới thơ trữ tình Việt Nam, viết năm 1992, nhân 60 năm thơ mới, trong tập Nhìn lại một cuộc cách mạng trong phong trào thơ mới. Nxb. Giáo dục Hà Nội, 1993., in lại trong tập Nhưng thế giới nghệ thuật thơ, nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1995, tr. 107 – 108.

[8] Hoài Thanh , Hoài Chân. Thi nhân Việt Nam, nxb. Văn học, Hà Nội, 1988, tr. 47.

[9] Như trên, tr. 48. TĐS in nghiêng để thấy sự phủ nhận thơ tiếng Viêt thời cận đại là không đúng.

[10] Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã có thống kê số lượng các thể thơ trong tuyển của Hoài Thanh, theo cách tính đỗ đồng. Theo tôi trong thơ các nhà thơ ít tài năng hơn sự lệ thuộc thể thơ cũ vẫn nhiều hơn.

[11] Cái điệu nói làm cho thơ thay đổi. Ví dụ câu thơ Thái Can: Anh biết em đi chẳng trở về, Dặm dài liễu khuất với sương che. Thôi đừng ngoái lại nhìn anh nữa, Anh biết em đi chẳng trở về. Đường luật chỉnh tề, hình ảnh liễu, sương rất cũ, nhưng điệu nói mới, câu thơ mới. Giống như câu thơ của Tố Hữu sau này: Em ơi, Ba lan mùa tuyết ta. Đường bạch dương sương trắng nắng tràn. Anh đi nghe tiếng người xưa vọn: Một giọng thơ ngâm, một giọng đàn.” Chế Lan Viên nói, tách nhạc ra là câu thơ Tây, lồng nhạc vào là câu thơ đường. Ở đây có vai trò của điệu nói. Cách hiểu này đã được nhiều người tiếp nhận và sử dụng. Trong quan niệm thi pháp của tôi, tôi luôn luônquan tâm ngôn ngữ, các hình thức tu từ như một bộ phận của thi pháp. Thế nhưng một số nhà phê bình xem như thi pháp học của tôi chỉ có không gian và thời gian. Có lẽ họ chỉ mới đọc nửa quyển sách đã lên tiếng nhận định.

[12] Hoài Thanh khen bài thơ Gửi Trương Tửu của Nguyễn Vỹ là một kiệt tác, lklàm theo cổ phong nhưng hoàn toàn điệu nói, gieo vần tự do, thay vần, bằng trắc đều được.. Theo tôi bài thơ Hầu trời của Tản Đà cũng là một kiết tác như vậy, thể thơ như vậy, ngôn ngữ hoàn toàn là điệu nói. Thế nhưng trong bài Cung chiêu anh hồn Tản Đà, thì ông chọn bài Thề non nước, một bài điệu thơ tính thơ cổ kính hơn Hầu trời nhiều, không tiêu biểu cho hồn thơ hiện đại của Tản Đà.

[13] Một bài viết năm 1994, tôi đã sơ bộ nhận xét, thơ kháng chiến chông Pháp tự do hơn thơ mới nhiều. Tính tỉ lệ qua một số tuyển tập thơ, số thơ tự do chiếm từ 1/3 đến 1.2, khác hẳn tỉ lệ này trong thơ mới. Xem: Trần Đình Sử tuyển tập, tập 2, nxb. Giáo dục, 2004, tr. 598.

[14] Trần Đình Hượu. Cái mới của thơ mới từ xung khắc đến hoà giải vơi truyền thống. Trong sách Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1993, tr. 63.

[15] Lê Đình Kỵ. xem trong tập: Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, sdd, tr. 76.

[16] Phan Cự Đệ. Phong trào thơ mới lãng mạn (1932 – 1945), nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981. chúg tôi quên ghi số trang.

[17] Vị trí cái “ngã” trong thơ cổ Trung Quốc, theo Vương Quốc Duy có hai dạng. Một là thơ hữu ngã chi cảnh” nghĩa là có cái tôi. Cái tôi đây không hiện diện ở chữ “tôi” như thơ hiện đại, mà hiện diện qua các tính từ thể hiện cảm xúc của chủ thể. Ví dụ “Cảm thời hoa tiễn lệ, Hận biệt điểu kinh tâm.” Các chữ “cảm”, “hận” “tiễn lệ”, “kinh tâm” là bằng chứng hữu ngã. Còn thơ vô ngã là thơ vắng luôn cả các tinh từ ấy, ví dụ như câu thơ về con cò bay với ráng chiều của Vương Bột mà Hoài Thanh dem đối lập với con cò không bay mà cánh phân vân cỉa Xuân Diệu. Nhưng cái so sánh tài hoa của Hoài Thanh chỉ đúng có một nửa.

[18] Chúng tôi đã trình bày quan điểm về con người cá nhân trong thơ cổ, xem nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, 1998, 2010. Gần đây Hoàng Ngọc Hiến trong sách Minh triết và minh triết Việt, nxb Hội nhà văn, 2011 cũng co quan điểm như chúng ttôi, thừa nhân nhà thơ Trung đại cũng có cái tôi của họ. Xem các trang: 125 – 127.

[19] Dẫn theo Steven Looks. Chủ nghĩa cá nhân, chuyển dẫn từ chuyên luận Trung văn của Lí Kim về văn học hiện đại Trung Quốc.

[20] Chúng tôi lưu ý đây là chân lí cá nhân, khác với chân lí giáo huấn. Alan Êdgar Poe đã chủ trương thơ thuần tuý vì ông chông thi ca giáo huấn và truyền giảng chân lí. Khi Tố Hữu viết: “Ngày mai đây tất cả sẽ là chung, Tất cả se xlà vui và ánh sáng” là ông truyền giảng một chân lí ông nghẹ nói chứ bản thân ông chưa hề biết, chưa thể nghiệm. Đó không phải là chân lí cá nhân.

[21] Xem: Cao Hữu Công. Mai Tổ Lân. Nghệ thuật ngôn ngữ thơ Đường, Trần Đình Sử và Lê Tẩm dịch, nxb, Vănhọc, Hà Nội, 2001.

[22] Ý tưởng về các câu thơ kiểu này tôi nêu ra trong Thi pháp thơ Tố Hữu, 1987. Sau này có người xem đấy là “câu thơ định nghia”. Thực ra đó không phải là câu định nghĩa. Để có định nghĩa người ta phải chỉ ra cái loại mà sự vật được định nghĩa thuộc vào, rồi sau đó chỉ ra các thuộc tính riêng. Đây chỉ giản đơn là câu thơ ẩn dụ.

[23] Xem Tiền Chung Thư Thông cảm trong sách Tiền Chung Thư văn tập, Trung Châu cổ tịch xuất bản, 2004, tr. 596 – 597.

Tags: , ,