Thay đổi lối sống để ứng phó dịch bệnh và khủng hoảng khí hậu

Các xã hội trên khắp thế giới đang thay đổi từng ngày để giải quyết mối đe dọa của virus Corona. Khủng hoảng khí hậu cũng cần ứng phó nhanh như với dịch bệnh.

Thay đổi lối sống để ứng phó dịch bệnh và khủng hoảng khí hậu

Nếu bạn muốn biết xã hội hiện đại có thể thay đổi nhanh chóng thế nào, hãy đi tới hầu hết các trung tâm thị trấn của Anh và xem phản ứng trước dịch bệnh. Những thị trấn này sẽ không thể được nhận ra so với 1 tháng trước đây. Bạn sẽ thấy chỉ có vài người qua lại, còn lại hiện đang ở nhà tránh lây nhiễm virus Corona, chỉ có vài phương tiện giao thông, thật khó để thấy một chiếc máy bay trên bầu trời.

Mức độ tiếng ồn đô thị cũng tương tự như vậy, mất hẳn đi những tiếng ồn ào. Ô nhiễm không khí thông thường giảm đáng kể, theo các báo cáo về giảm ô nhiễm không chỉ ở Anh mà còn ở Trung Quốc và miền Bắc Italia. Và rất nhiều nơi khác trên thế giới cũng như vậy.

Do đó, chúng ta có thể thay đổi khi chúng ta quyết định và đại dịch yêu cầu thay đổi vừa nhanh chóng vừa quyết liệt. Nhưng đại dịch không phải điển hình: còn có nhiều việc nằm trong chương trình của thế giới cần hành động phù hợp với những gì đang xảy ra ngày hôm nay.

Ông Dieter Helm là giáo sư chính sách kinh tế tại New College, Đại học Oxford. Ông viết bài gần đây trên trang cá nhân của mình “Cuộc khủng hoảng virus Corona sẽ kết thúc thậm chí nếu virus Corona chưa dừng hẳn… Những gì các nhà sử học tương lai sẽ không được quên đó là biến đổi khí hậu và sự suy thoái của môi trường tự nhiên”. Vậy chúng ta có thể rút ra được điều gì từ cuộc khủng hoảng này để giúp chúng ta khi đại dịch qua đi?

Liên minh Chuyển dịch nhanh (RTA) là một tổ chức đóng tại Anh lập luận rằng loài người phải thực hiện “thay đổi ứng xử trên diện rộng để có lối sống bền vững… để tồn tại trong ranh giới sinh thái của hành tinh và để hạn chế sự ấm lên toàn cầu ở mức dưới 1,5°C”. Tổ chức này nói rằng các đại dịch cho thấy mức độ các Chính phủ phản ứng nhanh và hiệu quả thế nào cũng như đối mặt với các ưu tiên kinh tế đang thay đổi trong mối quan tâm của cộng đồng.

Mọi người có thể nhanh chóng thay đổi thói quen hàng ngày. Sự thay đổi hành vi chỉ ra rằng có thể có nhiều hành vi bền vững hơn nữa – như tránh những chuyến đi không cần thiết – rất nhiều người có thể được động viên để chấp nhận hành vi này như một chuẩn mực mới.

Phản ứng với COVID-19 tại Trung Quốc đã khiến cho chất lượng không khí đô thị được cải thiện, dẫn tới giảm phát thải trong nhiều khu công nghiệp khác nhau từ 15 – 40%. Liên minh RTA cho rằng nếu mức giảm ô nhiễm không khí giúp con người được tận hưởng không khí sạch hơn thì có thể chuyển hướng các kỳ vọng và mở ra cơ hội mới cho sự thay đổi.

Chúng ta có thể nhanh chóng thay đổi các mong muốn của mình về việc đi lại, làm việc, giải trí như thế nào trong đại dịch, nên chúng ta cũng cần học cách ứng xử để hạn chế tối đa các rủi ro khi dịch chuyển. Đã có nhiều thành tựu trong những lần vượt qua các đại dịch trước, mặc dù chúng xảy ra trong những thời điểm khác nhau, với trình độ công nghệ khác nhau, lối sống và hệ tâm lý khác nhau nên chúng ta không phải lúc nào cũng trực tiếp rút ra được các bài học cần thiết.

Thành tựu gần đây là nỗ lực quốc tế để làm giảm HIV/AIDS. Ca bệnh đầu tiên được xác định ở Cộng hòa dân chủ Công-gô vào năm 1976, căn bệnh này đã làm chết 32 triệu người nhưng kể từ năm 1995 tỉ lệ tử vong của căn bệnh này đã giảm 80%.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng có khoảng 37,9 triệu người bị nhiễm HIV vào thời điểm cuối năm 2018, phần lớn trong số họ ở Châu Phi Hạ Sa-ha-ra.

Vào năm 2002, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS) đã trao đổi với năm công ty dược để giảm giá thuốc điều trị cho các nước đang phát triển – một bước đi quan trọng trong việc chống lại căn bệnh này với ưu tiên cao hơn lợi nhuận. Từ năm 2000 đến năm 2018, số ca HIV mới giảm xuống 37% và các ca tử vong liên quan đến HIV giảm xuống 45%.

RTA lập luận rằng thay đổi về thái độ rất quan trọng để đạt được giải pháp hữu hiệu, bao gồm các hành động của những người nổi tiếng đã mất như diễn viên Rock Hudson, người đã để lại quỹ hỗ trợ cho các nghiên cứu về virus và Công nương Diana, người đã nổi tiếng vì bắt tay với một người bị AIDS để cho mọi người thấy đây không phải bệnh truyền nhiễm.

Từ năm 2005 đến năm 2012, các ca tử vong toàn cầu hàng năm do HIV/AIDS đã giảm xuống từ 2,2 triệu tới 1,6 triệu và năm 2018 thì giảm xuống 770.000 ca.

Liên minh RTA cho rằng các hành động không phù hợp khiến khí hậu nóng lên giống như việc cứu chữa COVID-19 chỉ tập trung điều trị cho những người bị bệnh mà không làm giảm nguồn khởi phát và lây nhiễm.

Một số nghiên cứu khí hậu gần đây nhất chỉ ra thiếu hụt đang ngày càng gia tăng giữa các cam kết về sự khẩn cấp của khí hậu và các hành động mà các nhà khoa học khuyên là cần thiết, trong khi Liên minh RTA cũng nêu lên ba bài học về chuyển đổi nhanh để vượt qua đại dịch:

• Hiểu rõ về rủi ro có thể giúp ứng phó nhanh hơn và được điều phối tốt hơn trong trường hợp khẩn cấp
• Huy động nguồn lực nhanh chóng, đúng quy luật cần thực hiện cùng với thay đổi hành vi. Mọi người có thể thay đổi thói quen hàng ngày rất nhanh và thích ứng với các chuẩn mực xã hội mới
• Thích ứng và thay đổi hành vi mở ra cơ hội cho các hành vi bền vững hơn – như tránh các chuyến đi không cần thiết – chúng có thể được khuyến khích để trở thành chuẩn mực mới, là một phần của các hành động ứng phó với sự khẩn cấp về khí hậu.

Giáo sư Helm đồng tình với các bài học được rút ra về cuộc khủng hoảng khí hậu từ phản ứng của thế giới đối với các đại dịch nhưng ông nghĩ rằng không phải tất cả đều cần thiết. Ngay từ đầu, ông nói, “virus gây khủng hoảng kinh tế và mọi người sẽ không sẵn sàng để tiết kiệm cho các thế hệ sau. Có nhiều vấn đề đang rất áp lực hiện nay”.

Cảnh báo rằng lịch sử sẽ ghi nhớ biến đổi khí hậu, suy thoái đa dạng sinh học và sự tàn phá Trái đất của chúng ta, ông kết luận: “Vẫn còn có thể tiên liệu được rằng liệu cuộc khủng hoảng cụ thể này sẽ dẫn tới việc thay đổi tư duy nền tảng và rộng hơn. Chúng ta chưa hỗ trợ đủ cho dịch vụ y tế. Bài học lớn hơn ở đây là phòng chống và thích ứng là những gì chúng ta cần, để giảm nhẹ không chỉ virus mà còn là sự tàn phá môi trường tự nhiên rộng lớn hơn”.

Theo MOITRUONG.COM.VN

Tags: , ,