Sự phân chia có hại giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng

Nhận ra và thừa nhận cái tôi thực tế của bạn làm giảm đi sức mạnh của những chướng ngại cảm xúc khiến bạn mắc kẹt. Và đó là một cách để làm cho sự thay đổi tích cực xảy đến.

Sự phân chia có hại giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng

Hãy tưởng tượng bạn đang ở nhà, yên tĩnh và bạn đang ở một mình. Bạn có cảm nhận gì tại thời điểm đó? Bạn có cảm thấy thoải mái và chấp nhận bản thân? Hay là, giống như nhiều người bạn cảm thấy mình nên làm một cái gì đó? Bạn nên đi lau nhà. Hoặc làm việc. Hoặc đi ra ngoài. Và có điều gì đó sai trái với bạn nếu bạn không làm vậy

Tôi đã thấy quá nhiều phụ nữ trong tâm lý trị liệu bị bất động bởi quan điểm “nên” này. Và nó không chỉ là cảm xúc gây ám ảnh, dai dẳng rằng bạn nên làm một cái gì đó, mà đó còn là cảm xúc rằng bạn nên là một người nào đó, được gọi tên là một phiên bản lý tưởng của bản thân bạn – kiểu người sẽ đi lau nhà hoặc làm việc hoặc tập thể dục thay vì ngồi yên và ở với bản thân bạn, thư giãn trong thời điểm đó.

Sự phân chia giữa cái tôi thực tế (con người bạn đang là) và cái tôi lý tưởng của bạn giống như trò chơi cầu thang: bất kể bạn trèo nhanh như thế nào thì cái tôi lý tưởng của bạn luôn ở trước bạn một, hai hoặc ba bậc trên cầu thang. Bạn hy vọng rằng ngay cả nếu bạn không thể đuổi kịp cái tôi lý tưởng của bạn thì ít nhất nó cũng bộc lộ những mục tiêu sẽ dẫn bạn đến sự phát triển bản thân. Nhưng bạn càng phấn đấu cho sự lý tưởng mà bạn tạo ra thì bạn càng bị mắc kẹt với những cảm xúc tiêu cực mà bạn đã tưởng tượng là cái tôi lý tưởng này sẽ chữa lành, nếu bạn có thể đuổi kịp nó!

Đây không phải là một quan điểm mới: một bài báo nằm 1987 của tiến sỹ Tory Higgins, trên tờ journal Psychological Review đưa ra thuật ngữ “sự khác nhau của cái tôi” (self-discrepancy) và cho rằng “những sự khác nhau giữa tình trạng cái tôi thực tế và những tình trạng cái tôi lý tưởng liên kết với những cảm xúc liên quan đến sự thất vọng, chán ngán (ví dụ, thất vọng, bất mãn, buồn).”

Nói cách khác, khi có một khoảng cách giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng của bạn thì bạn cảm thấy tồi tệ.

Từ năm 1987 nghiên cứu chủ yếu là trong lĩnh vực tâm lý học cái tôi đã xác nhận những ảnh hưởng có hại của những khác biệt của cái tôi đó. Ví dụ, một nghiên cứu của đại học Houston cho thấy sự khác biệt giữa cân nặng của một người và cân nặng của một người mẫu gầy giơ xương dự đoán sự bất mãn về cơ thể của anh/cô ấy sẽ thay đổi nhiều như thế nào khi nhìn thấy một tấm hình của người mẫu. Nó không nhất thiết là những đối tượng thừa cân bắt đầu cảm thấy tồi tệ về bản thân họ – nó chỉ được củng cố bởi sự so sánh với một cái tôi lý tưởng mà sự bất mãn về cơ thể của họ xuất hiện. Sự khác biệt giữa cái tôi thực tế và cái tôi lý tưởng càng lớn, họ càng cảm thấy tồi tệ.

Sự phân chia này – những sự khác biệt của cái tôi đó – có thể dẫn đến những cảm giác của sự tê liệt, bất động, xấu hổ, thậm chí ghê tởm, chán ghét bản thân. Nó có thể làm cho kinh nghiệm ở một mình gần như quá khó để chịu đựng.

Có nhiều cách để kiểm soát sự phân chia này, nhưng nó không dễ dàng. Đó là vì sự phân chia gây tổn thương. Và trạng thái gây tổn thương này cùng với một cái tôi lý tưởng tiếp tục trèo xa hơn đồng nghĩa với việc đuổi theo sự lý tưởng đó hiếm khi có kết quả. Thay vào đó, sự thay đổi thật sự, lớn lao và kéo dài đến từ sự nỗ lực để xa rời khỏi cái tôi lý tưởng – cái tôi “tôi nên là” – và nỗ lực chấp nhận cái tôi mà bạn đang là, ở đây và ngay bây giờ. Nhận ra và thừa nhận cái tôi thực tế của bạn làm giảm đi sức mạnh của những chướng ngại cảm xúc khiến bạn mắc kẹt đó.

Và đó là một cách để làm cho sự thay đổi tích cực xảy đến.

Theo EVA.VN / PSYCHOLOGY TODAY

Tags: ,