Rốt cục nhóm ‘G7’ tồn tại để làm cái quái gì?

Mỗi nước trong số “G7” đều lên mặt bằng thanh danh của mình trong việc bảo vệ các giá trị dân chủ, bất chấp sự thật rằng lịch sử của toàn bộ các quốc gia này đều đi kèm với sự sự áp bức và làm tổn hại quyền của các quốc gia khác.

Rốt cục nhóm ‘G7’ tồn tại để làm cái quái gì?

Những luận đề chính trong bình luận của Bộ Ngoại giao Nga về Nhóm “G7”.

Tại thành phố Nhật Bản Hirosima đã kết thúc hội nghị thượng đỉnh của cái gọi là “Nhóm G7”. Kết quả chính của hội nghị là một tập hợp các tuyên bố chứa đựng đầy rẫy những nội dung bẩn thỉu có tính chất chống Nga, và đồng thời chống Trung Quốc. Như vậy, một lần nữa kết quả của hoạt động của “G7” là những quyết định bị chính trị hóa nhằm mục đích vẽ lên những đường phân chia trong các mối quan hệ quốc tế.

Nhóm “G7” đã biến thành một cái “máy ấp trứng”, ở đó dưới sự chỉ đạo của những kẻ anglo-saxon đang chín muồi những sáng kiến phá hoại – làm lung lay sự ổn định toàn cầu. Sau đó họ ép buộc tính năng bổ sung thân Mỹ từ số các nước NATO, ЕU và các chư hầu khác của Washington.

Như các sự kiện quốc tế trong những năm gần đây cho thấy, hiện nay cả trong lĩnh vực ngoại giao – chính trị “G7” đều không có năng lực đề xuất cái gì đó có tính sáng tạo. Nỗi lo sợ có tính chất hoảng loạn trước một tiến trình khách quan về việc hình thành tính chất đa cực và sự sụp đổ của vai trò bá quyền hướng tâm Mỹ – cho phép Phương Tây tước sạch thế giới – đang ép buộc các thành viên của liên kết này dồn toàn bộ sức lực để thổi phòng cơn điên lây bài Nga và bài Trung.

“G7” đúng là đã bị sa lầy trong sự đối đầu có tính chất tổng thể với Nga. Bằng các nỗ lực, Mỹ đã nhận về mình chức năng tham mưu trong việc hoạch định các biện pháp trừng phạt và các yếu tố khác của cuộc chiến tranh “hỗn hợp” chống lại đất nước chúng tôi. Ngày nay ý nghĩa của việc tồn tại của liên kết này là ở đó.

Cơ chế được “G7” tạo ra cho việc gây sức ép trừng phạt tập thể đã trở thành nguyên nhân khủng hoảng lương thực và năng lượng thế giới. Các nước có nhu cầu nhiều nhất đang bị thiệt hại vì các rào cản do các nước “G7” tạo ra đối với việc cung cấp sản phẩm lương thực của Nga.

Các thử nghiệm của “G7” về việc chuyển đổi năng lượng và ứng dụng “công nghệ xanh” không cho phép hình thành sự cân bằng về năng lượng vì tính chất không bền vững của chúng. Chỉ những nước sung túc đầy đủ ở mức độ cao mới có thể cho phép có những áp dụng mới đó. Việc ép buộc chúng cho các quốc gia – vốn trong suốt thời gian dài đã trải qua nạn đói năng lượng – đang phá hoại cơ sở nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững của các nền kinh tế cấp quốc gia.

Mỗi nước trong số “G7” đều lên mặt bằng thanh danh của mình trong việc bảo vệ các giá trị dân chủ. Đồng thời trên thực tế không một thành viên nào của câu lạc bộ này có thể tự hào về độ trong sạch về uy tín trong việc tôn trọng các quyền và quyền tự do quốc tế. Lịch sử của toàn bộ các quốc gia này đều đi kèm với sự sự áp bức và làm tổn hại các quyền của những người khác.

Những quy tắc mà “G7” bênh vực – đó là hệ tư tưởng và hệ thống các giá trị của chính họ. Chúng phục vụ cho các lợi ích riêng mà không phải các lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Một nền chính trị độc lập của các nước thứ ba được “G7” coi là mối đe dọa đối với “trật tự dựa trên luật lệ”. Để chống lại những kẻ không chịu khuất phục đang sử dụng các biện pháp gây tác động khác nhau – từ sự ép buộc về kinh tế và sự xâm lăng về thông tin đến việc tống tiền, đe dọa, can thiệp quân sự.

Các nước “G7” không chỉ đã dích tay vào bằng những cuộc can thiệp quân sự chống các quốc gia có chủ quyền và chuẩn bị các cuộc đảo chính. Việc kinh doanh của họ đang tiếp tục bòn rút một cách tàn bạo các nguồn lực của phần Đông Bán cầu và Nam Bán cầu, mà không thèm đoái hoài đến các hậu quả đối với môi trường và trong khi vi phạm các chuẩn mực về lao động.

Xứng đáng được đặc biệt nhắc tới trong bối cảnh hội nghị thượng đỉnh nêu trên là việc lựa chọn có tính chất vô liêm sỷ và sỷ nhục lấy Hirosima làm địa điểm tiến hành hội nghị. Chỉ có Washington vẫn đang bền bỉ từ chối công nhận trách nhiệm về cả việc gây ra cuộc chiến tranh xâm lược tại Viễn Đông, cả về những cuộc ném bom hạt nhân man rợ xuống các thành phố của Nhật Bản – chúng không do sự cần thiết về mặt quân sự và Mỹ chỉ có nhu cầu thử nghiệm vũ khí hạt nhân. Trước ngưỡng hội nghị thượng đỉnh “G7” dưới sự chỉ đạo của Mỹ với một kiểu cách cao ngạo đặc trưng Mỹ đã tuyên bố rằng, J. Biden không chủ trương xin lỗi vì những hành động như thế này.

Chung tôi tin rằng, các đánh giá của chúng tôi đối với “G7” và các hành động phá hoại của họ được đa số các thành viên của cộng đồng thế giới chia sẻ.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM

Tags: ,