Nông nghiệp: Vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của ô nhiễm nguồn nước

Nông nghiệp, chiếm 70% lượng nước tuần hoàn trên toàn thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong việc ô nhiễm nguồn nước. Nông trại thải ra một lượng lớn hóa chất nông nghiệp, các chất hữu cơ, dư lượng thuốc, trầm tích và chất thải gia cầm, gia súc.

Theo một công bố mới được công bố vào tháng 8 năm 2017 của FAO, báo cáo mới về vấn đề ô nhiễm nước từ nông nghiệp: Báo cáo đánh giá toàn cầu, dự đoán và giám sát là những yêu cầu chủ yếu đối với việc quản lý các hoạt động nông nghiệp nhằm làm giảm các tác động nguy hiểm đối với tài nguyên nước nhấn mạnh rằng, ô nhiễm nguồn nước là mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng theo đà tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng tỷ người.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Nước, Đất đai và Hệ sinh thái (WLE) do Viện Quản lý Nước Quốc tế (International Water Management Institute) – dẫn đầu nhu cầu về thực phẩm với những dấu chân nước cao như thịt từ các trang trại công nghiệp, cho thấy thâm canh nông nghiệp không bền vững và gây suy giảm chất lượng nước.

Sự tăng trưởng trong sản xuất cây trồng thể hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học. Ngày nay, thị trường thuốc trừ sâu toàn cầu có giá trị hơn 35 tỷ USD mỗi năm. Một số quốc gia – như Argentina, Malaysia, Nam Phi và Pakistan – đã tăng trưởng hai con số về mức độ sử dụng thuốc trừ sâu.

Nông nghiệp, chiếm 70% lượng nước tuần hoàn trên toàn thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong việc ô nhiễm nguồn nước. Nông trại thải ra một lượng lớn hóa chất nông nghiệp, các chất hữu cơ, dư lượng thuốc, trầm tích và chất thải gia cầm, gia súc.

Theo một công bố mới được công bố vào tháng 8 năm 2017 của FAO, báo cáo mới về vấn đề ô nhiễm nước từ nông nghiệp: Báo cáo đánh giá toàn cầu, dự đoán và giám sát là những yêu cầu chủ yếu đối với việc quản lý các hoạt động nông nghiệp nhằm làm giảm các tác động nguy hiểm đối với tài nguyên nước nhấn mạnh rằng, ô nhiễm nguồn nước là mối quan tâm toàn cầu ngày càng tăng theo đà tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng tới sức khoẻ của hàng tỷ người.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO) và Chương trình Nước, Đất đai và Hệ sinh thái (WLE) do Viện Quản lý Nước Quốc tế (International Water Management Institute) – dẫn đầu nhu cầu về thực phẩm với những dấu chân nước cao như thịt từ các trang trại công nghiệp, cho thấy thâm canh nông nghiệp không bền vững và gây suy giảm chất lượng nước.

Sự tăng trưởng trong sản xuất cây trồng thể hiện chủ yếu thông qua việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu và phân hoá học. Ngày nay, thị trường thuốc trừ sâu toàn cầu có giá trị hơn 35 tỷ USD mỗi năm. Một số quốc gia – như Argentina, Malaysia, Nam Phi và Pakistan – đã tăng trưởng hai con số về mức độ sử dụng thuốc trừ sâu.

Các giải pháp về chính sách và ưu đãi

Các chính sách và khuyến khích hợp lý cần được thúc đẩy, tuy có thể có những khó khăn và điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu lương thực tăng lên một cách vừa phải. Một loạt các biện pháp về chính sách kết hợp đi kèm với nhau sẽ có thể đạt được những hiệu ứng và hiệu quả nhất định. Các phân tích gần đây cho thấy rằng, một sự kết hợp của các phương pháp tiếp cận (các quy định, khuyến khích kinh tế và thông tin) hoạt động tốt hơn các quy định cứng nhắc.

Trong sản xuất cây trồng, các biện pháp quản lý để giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do phân hữu cơ và thuốc trừ sâu bao gồm hạn chế về loại hình, số lượng và thời gian áp dụng để trồng cây.

Thành lập các vùng bảo vệ nguồn nước mặt ngay trong các trang trại hay vùng đệm xung quanh trang trại, đây là một trong những biện pháp có hiệu quả trong việc giảm thiểu di chuyển, lan tỏa ô nhiễm trong nguồn nước.

Hơn nữa, cần có những biện pháp trong kế hoạch tưới tiêu giảm lượng nước tưới, giảm lượng di chuyển ô nhiễm phân bón và thuốc trừ sau đến các nguồn nước tự nhiên.

Cách tốt nhất để giảm thiểu các áp lực đối với các hệ sinh thái dưới nước là tránh hoặc hạn chế việc đưa các chất gây ô nhiễm vào trong nguồn nước. Các kỹ thuật tại các vùng phi nông nghiệp đơn giản cần được khuyến khích chẳng hạn như các thành lập và bảo vệ vác vùng đệm của vùng ven biển hoặc đất ngập nước. Đối với các vùng đệm cần được thiết lập và áp dụng công nghệ quản lý tốt.

Hệ thống tích hợp trong đó trồng cây, các loại rau, gia súc và cá được quản lý chung có thể làm tăng tính ổn định của sản xuất, hiệu quả sử dụng tài nguyên và tính bền vững môi trường. Trước khi có bất kỳ hành động thực tế nào, các nhà quản lý cần phải lập kế hoạch và biết được trạng thái của các hệ sinh thái dưới nước, tính chất và thủy động lực của các tác nhân và áp lực dẫn đến suy thoái chất lượng nước cũng như các tác động của suy thoái nguồn nước.

Báo cáo này đưa ra nhiều cách để giảm ô nhiễm thông qua các phương pháp thử và thử nghiệm thực tế. Ông Mansur – đứng đầu báo cáo cho biết “ngày nay, chúng ta phải tăng tốc nỗ lực để đạt được mục tiêu của Chương trình Nghị sự 2030 để tạo ra một thế giới bền vững hơn và công bằng hơn cho tất cả mọi người.”

Báo cáo đầy đủ xem tại: http://www.fao.org/3/a-i7754e.pdf

Theo DWRM.GOV.VN

Tags: , ,