Vài suy nghĩ về ‘Cuộc cách mạng một cọng rơm’

Tôi lớn lên cùng những câu chuyện về nông trại của cha, và đồng thời tôi cũng trồng những chậu cây ở ban công hay bậu cửa sổ của căn nhà đi thuê.

Vài suy nghĩ về ‘Cuộc cách mạng một cọng rơm’

Công việc của cha ở nông trại đã mang tới cho ông nhiều câu chuyện thú vị dù nó rất mệt mỏi, và cơ bản thì không khi nào ngừng nghỉ, đó là lý do khiến ông tìm kiếm vận may vô định của mình với quân đội và mang theo chúng tôi cùng với ông. Tuy nhiên, khi chúng tôi trở về thăm trang trại của ông bà vào mùa hè, cũng là trang trại mà cha tôi lớn lên. Tôi khao khát nhịp điệu của các mùa, của sự sinh sôi của cây cối, của vẻ đẹp tràn đầy sức sống nơi trang trại.

Cuốn sách của Masanobu Fukuoka – “Cuộc cách mạng một cọng rơm” – được xuất bản lần đầu năm 1975, đã thu hút được người nông dân tiềm ẩn trong tôi. Không phải là một người nông dân lái chiếc máy kéo đi hàng dặm dọc theo những hàng cây ngô, đeo mặt nạ khí và găng tay cao su dài, nhưng là một người nông dân chồng những vựa rơm trên cánh đồng vào mùa đông và gieo hạt trên những cánh đồng lúa chín, một người nông dân viết thơ Haiku vào mùa đông, một người nông dân thu hoạch mùa màng trong sự hài hòa với qui luật tự nhiên. Cuộc cách mạng của Fukuoka nói về nông nghiệp tự nhiên, bắt đầu với một cọng rơm của cây lúa.

Là con người, chúng ta muốn kiểm soát tất cả mọi thứ khác, mỉa mai thay, đó lại là những thứ có thể vận hành tốt mà không cần tới chúng ta. Ví dụ như loài nhện, các loài cây, và sâu, tất cả chúng cố gắng để đạt tới sự cân bằng trong các cánh đồng ruộng không chất hóa học, máy móc hay phân bón. Và sự cân bằng đó vẫn cho phép người nông dân có được vụ mùa thu hoạch bằng hoặc thậm chí nhiều hơn so với thu hoạch “hiện đại” trên một sườn đồi gần một thị trấn nhỏ ở phía nam của Nhật. Suốt cuộc đời làm nông dân của mình, Fukuoka nhấn mạnh rằng các chất hóa dầu đã phá vỡ sự cân bằng tự nhiên của đất. Thay vì cố gắng để sửa chữa điều đó, họ hời hợt và gọi đó là “nông nghiệp tự nhiên”. Nông nghiệp tự nhiên, khác với một nền nông nghiệp “không hiểu biết” – được hứa hẹn bởi các công ty nông nghiệp với những qui định về các kế hoạch rập khuôn và lịch trình, ở chỗ nó yêu cầu người nông dân làm việc với tự nhiên bằng nhận thức đạo đức, quan sát, kết nối và sự kiên trì.

Góc nhìn sâu sắc của Fukuoka là ở chỗ trí tuệ con người là rất không đủ, chúng ta chỉ là không biết đủ – ông chỉ ra để chứng minh sự dốt nát của chúng ta vào năm 1938 thông qua phương pháp “nông nghiệp không làm gì” của ông, đó là một phương thức canh tác mà trong đó câu hỏi đầu tiên đưa ra không phải là cần làm gì mà là “Nếu không làm điều đó thì sao?”. Trên thực tế, yêu cầu xảy đến cho việc ngăn chặn con người là khi sự cân bằng tự nhiên của đất đã bị phá vỡ. Đó là khi mà những kĩ thuật nông nghiệp trở nên cần thiết. Sự giả tạo của con người có thể phá hủy đất và để lại những vấn đề dai dẳng cần điều chỉnh. Với Fukouka, hiểu biết về tình trạng và khuôn mẫu của tự nhiên là rất quan trọng. Ông viết: “Tự nhiên không thay đổi, cho dù cách thức nhìn nhận tự nhiên luôn thay đổi từ lúc này tới lúc khác. Bất kể là lúc nào, nông nghiệp tự nhiên tồn tại mãi mãi như là suối nguồn của nông nghiệp”.

Không cày cấy, không phân bón hóa học hay phân trộn sẵn, không làm cỏ bằng cách chuẩn bị đất trước hay thuốc diệt cỏ, và không phụ thuộc vào hóa học. Đó là những nguyên tắc của Fukuoka. Làm thế nào mà ông có thể thực hiện được chúng? Ông căn thời gian gieo hạt để từ đó khi những cây tròn hiện tại còn đang chính trên ruộng, chúng có thể nảy mầm trước cỏ dại. Ông bao phủ toàn bộ ruộng của mình bằng rơm ngay sau mùa gặt, và thêm vào đó ít phân gia cầm. Ông kiểm tra và nuôi dưỡng đất bằng cách sử dụng các loại cây che phủ mặt đất như cỏ ba lá, đậu tằm và cỏ linh lăng. “Việc nhìn các thứ biệt lập với tổng thể”, theo ông là không đúng. Ông – một người nông dân tự nhiên, chỉ cho chúng tôi các mà từng thứ, từng lựa chọn, đóng vai trò trong việc kết nối tất cả mọi sự sống. Ông nói: “Sử dụng thuốc diệt côn trùng không đơn giản chỉ là vấn đề loại bỏ lá rầy và những kẻ thù tự nhiên của nó. Rât nhiều các yếu tố khác của tự nhiên chịu ảnh hưởng”.

Cha tôi nhớ cái ngày mà chúng tôi dừng uống sữa của trang trại và bắt đầu ra sửa hàng mua. Tôi đã hỏi ông: “Cái nào ngon hơn, sữa ở nông trại hay sữa mua ở của hàng?

“Sữa ở nông trại” – ông đáp

Rất bối rối nên tôi hỏi: “Vậy tại sao chúng ta lại mua sữa ở của hàng?”.

Ông trả lời tôi rằng “Đây là thời điểm. Mọi người đều đã chuyển sang sản xuất sản phẩm từ sữa với lượng rất lớn. Chúng ta không thể cạnh tranh được nữa”. Tôi bối rối và cho tới giờ vẫn vậy: tại sao chúng ta lại có quá ít người dám thách thức những kỹ thuật nông nghiệp công nghiệp hóa?

Fukuoka chống sự chuyển dịch sang nền nông nghiệp công nghiệp hóa và ông tìm được cách bước tiếp. Đóng góp của ông nằm ở câu hỏi đầy khác biệt và mạnh mẽ: “Nếu không làm điều đó thì sao?”. Và trang trại của ông là minh chứng rằng, chỉ với một cọng rơm, chúng ta có thể kháng cự lại nền nông nghiệp công nghiệp hóa.

Them TRẠM ĐỌC

Tags: