Những điều cần biết về nghệ thuật hát văn

Hát cung văn, hát chầu văn, hát văn, hát bóng… một hình thức sinh hoạt ca múa nhac, diễn xướng tâm linh văn hóa xứ Bắc, đậm màu tâm hồn Việt. Tồn tại lâu đời trong dân gian từ Bắc đến Miền Trung, phát triển mạnh tại các tỉnh Hà Nội, Nam định, Thái Bình, Hà Nam, lên cả miền núi Lạng Sơn, Quảng Bình…Hát văn được nhân dân lưu truyền, tôn vinh những nhân tố văn hóa, nghệ thuật thuần Việt.

Những điều cần biết về nghệ thuật hát văn

1. Nguồn gốc ra đời

Hát cung văn, hát chầu văn, hát văn, mỗi tên gọi chỉ sự phát triển ngôn ngữ dân gian đi với hình thúc trình diễn, lệ thức hát cung văn. Hát cung văn xuất phát, ra đời từ sự sáng tạo những bài cúng của thày cúng. Họ là những ông cung văn, hành nghề đi cúng trong dân gian.

Thày cúng, ra đời từ nhu cầu tâm linh, một hình thức sinh hoạt văn hóa tinh thần người dân Việt cùng các dân tộc châu Á và toàn nhân loại. Thày cúng xuất hiện ở các bộ lạc, bộ tộc còn tín ngưỡng vạn vật, thờ đa thần. Khi ý thức hệ con người phát triển nhận thức lại thế giới tự nhiên, họ lựa chọn, sàng lọc những cái hiện hữu tôn thờ để ghi công, làm bài học lưu truyển thế hệ sau sinh sống, ăn ở nhân đức như những người đã nêu gương. Đây là công tác tuyên huấn, tuyên truyền dân gian, xếp thành một trật tự đạo đức xã hội bất tử trong lòng dân.

Thày cúng đọc những bài khấn thần linh bằng thơ lục bát, cách đọc mang tính hát nói, lúc đầu cầu cúng thần linh, trời Phật, thần thánh, một thế giới vô hình, cầu mong đất nước hòa bình, con người khỏe mạnh, bình yên, tai qua, nạn khỏi, được mùa, chăn nuôi gia xúc đầy nhà…Thày cúng, cúng ngoài đình, đền, miếu, tại gia tiên. Người dân bắt đầu ý thức thực tiễn hơn, khi con người hình thành xã hội cộng đồng, dòng tộc huyết thống, làng xã.

Hát cung văn ra đời từ ý thức lòng dân, người đầu tiên được nhân dân suy tôn trong hát văn theo tục thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Sau gọi là hát: Chầu thánh. Hát chầu thánh, là nghi lễ hát thờ đức Thánh Trần. Ông sinh năm 1228, mất năm 1300. Nhân dân tôn thờ người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, ông có công đánh giặc, giữ nước, mang lại cuộc sống mới hưng thinh, hòa bình, no ấm. Đến đây, có thể khẳng định hát chầu văn ra đời sau năm 1300, có lệ thức nghi lễ múa hát, diễn kể công đức Thánh Trần.

Hát chầu văn ra đời từ đây mang tính chuyên nghiệp, nghi lễ nghệ thuật thờ cúng, ra đời một hình thức nghệ thuật diễn xướng dân gian. Đó là quá trình phát triển hát cung văn từ tín ngưỡng dân gian, tục thờ Thánh Mẫu có tính huyền thoại, hoang đường kì bí đến hiện thực xã hội. Tục thờ người thật, việc thật, gọi là thánh nhân, người hiển thánh.

2. Quá trình phát triển hát cung văn.

Theo truyền thuyết, tục thờ Thánh mẫu bà Chúa Thượng Ngàn, là công chúa Mỵ Nương, con gái Sơn Tinh. Bà cùng cha được Ngọc Hoàng gọi về trời giao việc.

Công chúa Mỵ nương, còn tên gọi là La Bình, bà được trông coi 81 cánh rừng, do công đức bảo hộ rừng, bảo hộ con người cùng vạn vật bình yên, nhân dân suy tôn là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Theo truyền thuyết thì hát cung văn ra đời từ tục thờ Thánh Mẫu, có thể coi hát cung văn tồn tại lâu đời trong dân gian, xuất xứ từ thày cúng. Hát chầu văn sau tục thờ đức Thánh Trần chuyển thành nghi lễ suy tôn người thật, việc thực, những ông, ba có công đức với nước cùng toàn thể nhân dân. Hát cung văn dù là truyền thuyết hoang đường, vào cái buổi hồng hoang ấy, nhân dân vẫn gắn vào những sự thích như là ngưới thật, có thực để tôn thờ. Sau này, hát chầu văn, chầu thánh, ý nghĩa thiết thực, hiện thực đời sống. Hát cung văn, hát chầu văn, ngay lúc mới ra đời mang ý nghĩa tích cực trong sáng. Tuyệt nhiên không tiêu cực, vụ lợi, mê tín, dị đoan mà xuất phát từ lòng thành kính, tự tôn vinh dân tộc. Hát chầu văn hưng thịnh cùng chế độ phong kiến Việt Nam, khi đạo Phật tôn vinh như quốc đạo kéo dài nhiều thế kỷ, có thể tính từ năm 1300 đến năm 1954.

Sau hòa bình lập lại, Miền Bắc thực hiện ba cải: Cải cách kinh tế, cải cách xã hội(chống hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan), cải cách văn hóa nghệ thuật. Tất cả đình chùa, đền miếu bỏ hoang, chỉ một vài vị sư trông coi lễ Phật, một số người mộ đạo lén lút đi lễ, bị coi là những người lạc hậu, mê tín dị đoan. May còn những người dũng cảm giữ lại chút hồn thiêng sông núi, nay ta có hát chầu văn. Trước đó, nhiều cung văn danh tiếng bị đi học tập cải tạo, cấm hành nghề.

Sau đổi mới 1986, đến nay, hát chầu văn, hát văn phát triển mạnh, không ít nghệ sỹ, diễn viên thông thạo nghề đi diễn theo hợp đồng một show từ 3.000.000đ đến 30.000.000đ. Theo lời đồn của các bà phụ đồng, có show hầu bóng không dưới 50.000.000.đ. Tuy nhiên, khi vào mùa lễ hội mà nghệ danh này đắt Show, nay hạ nhiệt lâu rồi. Đây là sự biến đổi tên gọi: Hát văn, hát hầu bóng, hầu đồng, lên đồng. Tên ngắn, tiền dài, đếm khỏe.

Đây là cái lý, một thời họ cấm hành nghề hát hầu bóng, lên đồng, hát văn. Cái “văn hóa” tư duy thô bỉ xưa, nhìn vào đâu cũng thấy biển Cấm! Cấm đỗ xe! Cấm vào cơ quan… Sao chẳng nhẹ nhàng hơn: Không đỗ xe ở đây! Còn văn hóa chút nữa, nhắc nhau: Xin đừng đỗ xe ở đây… Xin hãy đổi mới tư duy, bằng ứng xử văn hóa đừng Câm! Dù một số người vụ lợi, buôn thần bán thánh… trong nhiều vụ việc, ta hãy học cách xây từ bài học văn nghệ dân gian từng xuy tôn những vị hiển thánh lưu truyền lại đời sau.

3. Tạm kết.

Âm nhạc hát văn mang âm điệu dân ca Phú Thọ, quan hệ gần. Dân ca Phú Thọ, là cái nôi sinh ra các loại dân ca đồng bằng bắc bộ: Hát văn, ca trù, quan họ, hát chèo, mức độ xa gần khác nhau nhưng chung một gốc xuất xứ từ kinh đô Vua Hùng.

Hát văn chia thành ba hình thức: Hát thờ, hát hầu bóng, hát cộng đồng. Mở đầu thỉnh mời thánh về, tiếp theo kể công đức, cầu mong ước muốn,Tiễn thánh. Một buổi hát diễn ra nhiều điệu hát: Phú nói, phú chênh, phú rầu, ngâm thơ, vãn, dọc, cờn, hãm, dồn, xá. Tùy mỗi nghi lễ, các điệu hát lặp lại kéo dài nhiều giờ. Hát văn thời nay, cung văn đưa vào nhiều loại dân ca các vùng miền thể theo yêu cầu du khách, nhiều nơi đưa ca khúc mới vào cùng các điệu hát văn.

Hát thờ, hát suy tôn các vị thánh vào dịp hội xuân, lễ Phật Đản. Sau hát thờ vào hầu bóng. Hầu bóng tứ phủ, lễ các vị thánh. Hát múa hầu đồng nhập hồn vào người ngồi đồng. Hát cửa đền, một hình thức nghi lễ về vị thánh hiển linh suy tôn tại ngôi đền. Ngày nay hình thức này, còn hát phục vụ người vãng thăm đền. Tác giả gọi là hát cộng đồng, nên cung văn sẵn sàng hát theo yêu cầu du khách, đây là sự nối tiếp hát văn tồn tại theo nhịp sống mới.

Hát cung văn, hát chầu văn, hát văn, hát bóng… một hình thức sinh hoạt ca múa nhac, diễn xướng tâm linh văn hóa xứ Bắc, đậm màu tâm hồn Việt. Tồn tại lâu đời trong dân gian từ Bắc đến Miền Trung, phát triển mạnh tại các tỉnh Hà Nội, Nam định, Thái Bình, Hà Nam, lên cả miền núi Lạng Sơn, Quảng Bình…Hát văn được nhân dân lưu truyền, tôn vinh những nhân tố văn hóa, nghệ thuật thuần Việt.

Theo VĂN NGHỆ SÔNG CỬU LONG

Tags: , ,