⠀
Nghệ thuật thư pháp: Từ phương Tây sang phương Đông
Thư Pháp – Calligraphy, xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại gồm κάλλος – kallos nghĩa là “vẻ đẹp” và γραφή graphẽ “văn bản”. Nói cách khác, Calligraphy là nghệ thuật thị giác gắn liền với văn bản, tạo thành từ những biểu tượng ngôn ngữ viết tay và được sắp xếp một cách hợp lí.
Trọng tâm của Calligraphy chủ yếu nằm ở việc thiết kế và thể hiện các con chữ, bằng cọ hoặc những dụng cụ viết có ngòi. Calligraphy là tập hợp gồm các kĩ năng, kĩ thuật định vị và viết chữ cái, để chữ thể hiện được mọi đặc tính toàn vẹn, hài hòa, nguồn gốc, nhịp điệu cũng như sự sáng tạo.
Calligraphy – Thư pháp hiện đại phát triển đa dạng từ chức năng của văn bản chữ viết: thiệp cưới, thiệp mừng, văn bản sự kiện…lẫn thiết kế nghệ thuật: thiết kế phông chữ và kiểu chữ, thiết kế logo viết tay, thiết kế đồ họa, nghệ thuật thư pháp…
Calligraphy: từ Tây sang Đông
Thư pháp Phương Tây (Western Calligraphy) dễ dàng nhận biết qua việc sử dụng hệ thống ký tự Latin – bộ chữ cái xuất hiện lần đầu tại Rome vào khoảng năm 600 trước Công nguyên.
Western Calligraphy – Thư pháp Phương Tây
Calligraphy minh họa trong những cuốn thánh kinh thời trung cổ Tây Âu có những điểm nhấn rất đáng chú ý, ví dụ như chữ cái đầu tiên của một cuốn sách hay một chương đều được dành một trang minh họa riêng. Trang sách đặc biệt này ngoài chữ cái còn được trang trí rất nhiều hoa văn và hình họa miêu tả các con vật với nhiều màu sắc rực rỡ.
Calligraphy – Thư pháp Tây Phương thiên nhiều về quy tắc hình dáng các con chữ. Khoảng cách giữa các chữ cái có nhịp điệu và được giãn đều nhau, với những bố cục “hình học” nhất định hình thành qua các đường thẳng trên trang giấy. Mỗi chữ cái đều có thứ tự nét viết rất nghiêm ngặt.
Thư pháp Đông Á biểu hiện ở Thư pháp Trung Quốc (Chinese Calligraphy), nghệ thuật Thư Pháp Nhật Bản (Japanese Calligraphy), Hàn Quốc (Korean Calligraphy) và Việt Nam bằng hệ thống chữ Hán.
Chinese Calligraphy – Thư pháp Trung Quốc
Hình dạng, kích thước, độ dài, chất lông của cọ; màu sắc, nồng độ của nước và mực; tốc độ hấp thu nước, kết cấu bề mặt giấy là những yếu tố quan trọng quyết định kết quả tác phẩm Thư pháp. Bên cạnh đó, kĩ thuật của người viết: áp lực, độ nghiêng, nét nhấn, nét buông là thành tố có ảnh hưởng cuối cùng đến hình dạng, vẻ đẹp của tác phẩm Thư Pháp này.
Japanese Calligraphy – Thư pháp Nhật Bản
Korean Calligraphy – Thư pháp Hàn Quốc
Vietnamese Calligraphy – Thư pháp Việt
Thư Pháp hiện nay là một trong những khía cạnh nổi bật và được đánh giá cao trong văn hóa Á Đông.
Thư pháp Nam Á bao gồm các nền nghệ thuật Thư Pháp Ấn Độ (Indian Calligraphy), Nê-pan, Thái Lan, Tây Tạng.
Indian Calligraphy – Thư pháp Ấn Độ
Thư pháp Hồi giáo (Islamic Calligraphy) hay còn gọi là Thư Pháp Ả Rập được dựa trên các chữ cái tiếng Ả Rập, liên quan đến nghệ thuật Hồi giáo hình học (Arabesque) xuất hiện trên các bức tường và trần nhà thờ Hồi giáo.
Islamic Calligraphy – Thư pháp Ả Rập
Calligraphy: nghệ thuật và thiết kế
Nghệ thuật Thư Pháp – Calligraphy ngày nay được trân trọng bởi những vẻ đẹp và vốn văn hóa truyền thống sinh sống bên trong nó. Hơn thế nữa, hiểu biết về Calligraphy và Hand-Lettering giúp nhà thiết kế nắm được cái hồn của chữ cái để tạo ra những thiết kế chữ mang đầy tính biểu cảm. Giống như Steve Jobs đã từng phải thốt lên: “Calligraphy thật lịch thiệp, tinh tế và chứa đầy lịch sử theo một cách mà khoa học không thể nắm bắt được. Và tôi thấy nó thật kỳ diệu.”
Theo DESIGNS.VN
Tags: Ngôn ngữ, Thư pháp