Hình thức và hậu quả tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tham nhũng trong giáo dục vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thường bị lảng tránh bằng tên gọi một hiện tượng xã hội hơn là được nhận dạng thực sự là tham nhũng. Vì vậy, cần có những phân tích kỹ hơn nhằm nâng cao nhận thức về bản chất của tham nhũng trong lĩnh vực này.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giáo viên, phụ huynh học sinh cũng như các nhà quản lý trường học kết hợp với nghiên cứu các khảo sát và thông tin truyền thông hiện nay, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, với sự hỗ trợ của tổ chức Hướng tới Minh bạch, đã tiến hành nghiên cứu Hình thức và Hậu quả của Tham nhũng trong Ngành Giáo dục Việt Nam.

Sau đâu là báo cáo tóm tắt về Hình thức và hậu quả tham nhũng trong giáo dục ở Việt Nam:

Hơn năm thập kỷ qua, ngành giáo dục Việt Nam đã chứng kiến nhiều thành tựu – ngay cả bạn bè quốc tế cũng ca ngợi những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc nâng cao tỉ lệ biết chữ và tỉ lệ đến trường của học sinh. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng ngày càng tăng trong lĩnh vực này đe dọa những tiến bộ đã đạt được.

Những câu chuyện về tham nhũng trong giáo dục được đăng tải thường xuyên trên báo chí Việt Nam, từ việc nhân viên nhà trường gian lận tiền hỗ trợ học sinh nghèo đến việc nâng điểm cho học sinh. Năm 2010, Khảo sát Phong Vũ Biểu Toàn cầu về Tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tiến hành tại Việt Nam cho thấy giáo dục được coi là là ngành đứng thứ hai trong số những ngành tham nhũng nhất được khảo sát, với 67% số người được phỏng vấn ở khu vực đô thị cho rằng giáo dục có tham nhũng.

Nhận thức rõ được nguy cơ này, những năm gần đây chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị định và vận động đấu tranh chống tham nhũng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, tham nhũng trong giáo dục vẫn chưa được quan tâm đúng mức và thường bị lảng tránh bằng tên gọi một hiện tượng xã hội hơn là được nhận dạng thực sự là tham nhũng. Cần có những phân tích kỹ hơn nhằm nâng cao nhận thức về bản chất của tham nhũng trong lĩnh vực này.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu giáo viên, phụ huynh học sinh cũng như các nhà quản lý trường học cộng với các công trình nghiên cứu, khảo sát và thông tin truyền thông hiện nay, Tổ chức Minh bạch Quốc tế, với sự hỗ trợ của tổ chức Hướng tới Minh bạch, đã tiến hành nghiên cứu những Hình thức và Hậu quả của Tham nhũng trong Ngành Giáo dục Việt Nam.

Kết quả:

Những hình thức tham nhũng chính trong ngành giáo dục Việt Nam hiện nay được công chúng chỉ ra bao gồm:

• Tham nhũng trong xây dựng trường học, lớp học, cung cấp thiết bị giảng dạy và in ấn sách giáo khoa;

• Đưa hối lộ nhà trường và giáo viên để đổi lấy bằng cấp, thành tích và danh hiệu rởm;

• Hiệu trưởng nhận phụ cấp giảng dạy nhưng không lên lớp;

• Giáo viên đưa hối lộ cho cán bộ quản lý nhà trường để được phân dạy lớp tốt;

• Phụ huynh học sinh và học sinh đưa hối lộ để được điểm tốt và được nhận vào trường tốt, lớp tốt;

• Ép học sinh đóng tiền đến lớp học thêm bằng cách phân biệt đối xử những học sinh không học thêm;

• Ăn chặn tiền dành cho học sinh;

• Thu tiền của phụ huynh và học sinh trái quy định.

Nguyên nhân của tham nhũng:

• Trách nhiệm thể chế yếu gắn với văn hóa ‘xin cho’ và quản lý yếu kém của các cơ quan chức
năng

• Hệ thống pháp lý không đầy đủ vẫn còn nhiều bất cập do có những lỗ hỗng và mẫu thuẫn

• Thiếu văn hóa tố cáo tham nhũng trong ngành giáo dục

• Thu nhập của giáo viên thấp bên cạnh những cơ hội làm giàu thông qua các cơ chế thị trường đầy hứa hẹn

• Thiếu sự tham gia của người dân vào quá trình giám sát, theo dõi và quản lý trường học; và

• Thiếu minh bạch trong việc phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Hậu quả của tham nhũng đối với giáo dục:

Làm tăng chi phí và bất bình đẳng

Tham nhũng trong giáo dục đe dọa tăng chi phí giáo dục cho các hộ gia đình và vì vậy làm tăng nguy cơ bỏ học đối với các gia đình không có đủ điều kiện chi trả các khoản ngoài quy định. Từ đó, tham nhũng trực tiếp làm tăng bất bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Giảm chất lượng

Tham nhũng không chỉ đe dọa tạo ra bất công trong giáo dục mà còn tác động tới cam kết của giáo viên và sự trung thực của học sinh. Kết quả là, tham nhũng tạo ra môi trường học tập và làm việc không tốt, làm suy giảm nhiệt huyết của các nhân tố trong hệ thống và làm giảm uy tín của cả bộ máy giáo dục.

Xói mòn chuẩn mực đạo đức

Tham nhũng góp phần làm xuống cấp giá trị đạo đức của giáo viên và học sinh vì gây thiệt thòi cho những người sống chính trực.

Khuyến nghị:

• Để công tác chống tham nhũng đạt hiệu quả, xã hội phải gọi đích danh hành vi tham nhũng là tham nhũng và nhận thức được nguy cơ to lớn của tham nhũng đối với xã hội Việt Nam;

• Ban hành quy định tăng cường cơ chế bảo vệ người tố cáo tham nhũng và áp dụng cơ chế độc lập để thực thi những qui định này;

• Tăng cường sự giám sát, kiểm tra và theo dõi của phụ huynh và người dân đối với trường học theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên;

• Tiếp tục cải cách tiền lương để công chức có thể sống bằng lương và không có động cơ nhận hối
lộ;

• Thành lập các Hội Giáo viên bổ sung cho công tác của các Hội Cựu Giáo chức hiện nay nhằm bảo vệ giáo viên và điều kiện làm việc của giáo viên;

• Thực hiện cơ chế giám sát đảm bảo minh bạch và công bố thông tin của các trường (theo quy định
hiện hành);

• Đưa nội dung chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy chính khóa hoặc ngoại khóa ở cấp giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông đồng thời tăng cường giáo dục phòng, chống tham những trong gia đình.

Tải báo cáo đầy đủ Tiếng AnhTiếng Việt

Năm xuất bản 2011

Theo CVD

Tags: ,