Du lịch cưỡi voi: Loại hình du lịch phản nhân văn cần phải được xóa sổ

Cưỡi voi là một hành vi ngược đãi động vật, hiện đang bị phản đối trên phạm vi toàn thế giới. Hành động này đang đi ngược lại với với những nỗ lực bảo tồn loài động vật đang có nguy cơ cao bị tuyệt chủng tại Việt Nam và trên thế giới.

Du lịch cưỡi voi: Một loại hình du lịch cần phải được xóa sổ

Ở Thái Lan, voi được sử dụng phổ biến trong ngành du lịch, cưỡi voi là một trong những dịch vụ hút khách bậc nhất ở đây. Tuy nhiên sau niềm vui của con người là những câu chuyện khiến bạn phải rơi nước mắt.

Voi sinh ra vốn dĩ là loài động vật hoang dã, bản chất của voi không hiền lành thậm chí còn rất hung giữ. Vì vậy, để con người cưỡi lên lưng một chú voi không phải là điều dễ dàng. Cho nên, chúng phải được thuần hóa từ nhỏ, quá trình đó gọi là Phajaan – phá hủy (the crush).

Xưa nay người ta vẫn coi việc giết hại sinh linh – đặc biệt là giết hại những súc vật lớn là điều tối kỵ. Phật gia có giảng: “Vạn vật hữu linh”, còn trong dân gian lại có câu: “Sinh nghề tử nghiệp”, có người nói chữ “nghiệp” ở đây không chỉ có hàm ý biểu thị nghề nghiệp mà còn có hàm ý là chỉ nghiệp lực (ác nghiệp) mà họ gây ra trong chính cái nghề mà mình đang làm, xem ra cũng không phải là không có lý!
.

Hằng ngày, những chú voi sẽ được chăm sóc đặc biệt, điều chúng thấy chỉ toàn là roi và gậy. Người quản tượng bạo hành chúng, đâm vào da thịt chúng một dụng cụ đặc biệt được gọi là bullhook – thanh kim loại có 2 ngạnh sắc nhọn ở đầu giống như sừng bò.

Những người ở trại voi vẫn bạo hành chúng bằng bullhook, dù tần suất ít hơn. Tất cả là để duy trì nỗi sợ của voi và bóc lột sức lao động của chúng. Sau những cuộc thuần hóa ám ảnh, voi sẽ bị bắt phải tập luyện diễn trò để thu hút du khách: từ việc cho cưỡi, tung hứng, đến quỳ lạy bên đường.

Những chú voi con bị bắt xa mẹ từ khi còn rất nhỏ, bản năng của voi sẽ “bị hỏng” bằng cách sử dụng phương pháp phân cách và bắt buộc phải nghe theo sự kiểm soát của con người. Chúng bị cùm, bị bỏ đói, và bị đánh đập. Chúng lo sợ những con dao và cây đinh được sử dụng để khống chế chúng. Nhiều con voi đã không còn tồn tại sau quá trình này.

Chúng thường bị xích cả chân phía trước và chân sau, thậm chí cả hai bàn chân cũng bị xích lại với nhau, mục đích là hạn chế bất kỳ chuyển động nào. Nếu một con voi được coi là “nghịch ngợm” thì sẽ thường xuyên bị xích cổ lại.

Trường hợp những chú voi bị thương, vết thương còn có máu rỉ, sự vô tâm tàn nhẫn của con người khiến tỷ lệ bị nhiễm trùng tăng cao, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của voi và đồng thời khiến cho khả năng tái hòa nhập khi thả về tự nhiên gần như không còn.

Ngoài ra, con người không biết rằng, họ cưỡi lên lưng voi sẽ gây ra ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến cột sống của chúng. Bởi vì, cấu tạo xương sống của voi không hề phù hợp cho việc cưỡi.

Bị con người hành hạ quanh năm, luôn sống trong nỗi sợ hãi, ám ảnh về hình ảnh của con người nó sẽ vĩnh viễn không bao giờ mất đi. Sự dồn nén quá lâu đã khiến rất nhiều trường hợp voi hóa điên, quật chết quản tượng, và chạy ra đường phá phách. chúng sẽ nhìn con người như kẻ thù, tấn công tàn phá bất cứ thứ gì có thể, để rồi chết trong làn mưa đạn của chính những kẻ đã hủy hoại chúng.

Một du khách người Scotland vào tháng 1/2016 tại đảo Koh Samui. Con voi trong một phút điên loạn đã hất anh xuống, giẫm đạp, dùng ngà húc anh đến chết, rồi sau đó chạy thẳng vào rừng. Dù sau đó con voi đã bị bắn chết, nhưng đây vẫn là lời cảnh tỉnh không thể rõ ràng hơn đối với con người.

Tại Missouri (Mỹ) năm 2014, có tới 3 con voi đột nhiên hóa điên, giật đứt dây trói và tháo chạy vào thành phố. Dù không gây thiệt hại về người, nhưng chúng cũng kịp phá vài chục chiếc xe trước khi quản tượng có thể kiểm soát tình hình.

.

Sau khi biết được quá trình hành hạ thể xác con voi chỉ để phục vụ ngành du lich, bạn có thể làm gì cho những con vật đáng thương này? Ngay cả những người từng cưỡi voi đều trả lời rằng, nếu họ biết voi bị đối xử như vậy, họ sẽ không bao giờ trải nghiệm dịch vụ cưỡi voi.

Tại các nước Đông Nam Á, việc sử dụng voi để phục vụ con người đã có từ hàng ngàn năm trước. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang sử dụng voi chỉ để giải trí và điều này được nhiều người đánh giá là thiếu tính nhân văn.

Trước tình hình đó, đã có nhiều tổ chức lập ra với mục đích cứu rỗi số phận của những chú voi đáng thương. voi sẽ tận hưởng cuộc sống tự do đúng nghĩa lần đầu tiên sau một thời gian dài chịu đựng sự tra tấn. Chúng cũng sẽ được chăm sóc kỹ lưỡng trước khi trả về thiên nhiên hoang dã để… làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, ngành dịch vụ cưỡi voi không hề có dấu hiệu suy giảm, bởi nó luôn là một trong những dịch vụ thu hút khách du lịch nhiều nhất.

Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Hãy bày tỏ ý kiến của mình để giúp cho những chú voi xấu số kia được hưởng một cuộc sống tốt đẹp.

Ngày 13/7/2018, Tổ chức động vật châu Á và Vườn quốc Gia Yok Đôn (Đắk Lắk) ký thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển đổi mô hình du lịch sử dụng voi giai đoạn 2018-2023.

Đó là việc chuyển đổi mô hình du lịch cưỡi voi sang đưa du khách đi tìm hiểu hành vi và nét đặc trưng của voi. Hợp tác này sẽ thúc đẩy mô hình phát triển dự án du lịch thân thiện với voi đầu tiên ở Việt Nam.

Mục đích của thỏa thuận nhằm thay thế du lịch cưỡi voi và những trải nghiệm trực tiếp tác động tới voi bằng mô hình du lịch sinh thái, thân thiện với voi.

Theo thỏa thuận này, Tổ chức động vật châu Á sẽ tài trợ khoản tiền 65.000 USD hỗ trợ thực hiện mô hình thân thiện không cưỡi voi, tư vấn thiết kế khu vực chăm sóc voi, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ voi.

.

Theo PHATGIAO.ORG.VN

Tags: , , ,