Đằng sau mỗi suy nghĩ và hành động của người Việt

Hiểu nguyên nhân và động cơ đằng sau hoạt động của con người là mục đích cơ bản của tâm lý học. Phân tích và nắm bắt lý do hành động của con người trong xã hội là mục đích chính của các nhà tâm lý xã hội học nhằm giúp các nhà lãnh đạo và quản lý khuyến khích hay hạn chế một số hoạt động nào đó khi đưa ra chính sách xã hội. Ở Việt nam, dường như các chuyên gia tâm lý xã hội chưa phát huy tốt được vai trò của mình trong sự phát triển của xã hội.

Trong đời sống thường ngày của người Việt Nam, có rất nhiều hành vi bắt nguồn từ những suy nghĩ không tích cực. Các nhà tâm lý xã hội có bao giờ hỏi tại sao người dân rất tuân thủ quy định đội mũ bảo hiểm? Thay vì mục đích an toàn được đặt hàng đầu thì phần lớn tâm lý người dân đội mũ bảo hiểm là đôi khi luật pháp vô tình giúp bảo vệ con người trước khicon người biết tự bảo vệ mình!

 Thuốc lá chữa kích thích gây hại, cụ thể là nicotin trong thuốc lá làm nhịp tim tăng và thay đổi phản ứng của hệ thần kinh khiến người hút thuốc có cảm giác thư giãn. Chất kích thích trong thuốc lá không chỉ có tác dụng gây nghiện về mặt hóa sinh, mà còn gây nghiện về tâm lý. Nhiều người nói rằng họ sẽ hút thuốc nếu thấy người khác hút. Việc đó cũng giống như hình thức quảng bá bằng hành vi bắt chước vậy. Hiện tượng tâm lý mang tính cá nhân đó có thể dẫn đến hiện tượng công ty, nhà máy hay tại nơi công cộng, tạo nên một sự tương quan giữa những người nghiện. Điều này đã quá phổ biến ở Việt Nam vì nhiều người cho rằng hút thuốc là vì quan hệ công việc, vì xã giao. Mời thuốc lá cho đối tác, đồng nghiệp, bạn bè giống như trao cho họ món quà nhỏ. Tại sao người ta lại cho nhau những thứ độc hại mà không nghĩ rằng món quà nhỏ đó khi ở Mỹ, Canada và các nước phương Tây, vì nắm được tác hại của tâm lý nghiện lây lan này nên chính quyền cấm hút thuốc lá ở tất cả nơi công cộng.

Có một xu hướng không thể kiểm soát được và đang làm nhức nhối môi trường đô thị ở Việt nam là nạn vứt rác bừa bãi ra đường. Bản thân tôi không có mong ước gì hơn là được thấy người dân thành phố bỏ rác vào thùng thay vì ném từng bịch rác, bao nilông vào cống nước thải hoặc quăng đại xuống đường một cách hững hờ. Thành phố sẽ tiết kiệm biết bao chi phí và đẹp lên biết bao nhiêu lần nếu mỗi người có ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng. Tôi từng hỏi những người xả rác ấy tại sao lại làm vậy thì nhận được câu trả lời thẳng thừng rằng vì họ xả hay không xả thì thế nào cũng có người dọn. Đó là sự cạn nghĩ của những người vô trách nhiệm với môi trường và cộng đồng. Họ không lường trước được nếu gió, mưa, chuột, chó, mèo hay bất cứ thứ gì có thể làm rác vương vãi ra thì sẽ tốn nhiều công sức hơn mà chưa chắc gì đã thu dọn lại được.

Chính phủ đã có những chương trình hỗ trợ y tế và giáo dục cho người nghèo, nhưng những khiếm khuyết của các chương trình này bị quy về nguyên nhân thiếu kinh phí, không đủ cán bộ, y bác sĩ được đào tạo chuyên sâu, thiếu giáo viên… Bằng một cái nhìn trực diện, khiêm tốn và khoa học, có lẽ không khó để nhận ra nguyên nhân của những khuyết điểm trong các chương trình phúc lợi xã hội là sự thiếu thông tin, sự yếu kém trong tuyên truyền hơn là do thiếu kinh phí. Cung cấp đủ, chính xác và kịp thời thông tin giáo dục cho cộng đồng là biện pháp rẻ và hiệu quả trongviệc phòng ngừa bệnh tật, cũng như xây dựng niềm tin để kêu gọi sự cống hiến trí tuệ và sức lực trongcộng đồng. Tận dụng tốt những phương tiện truyền thông của nhà nước để người dân tiếp cận trực tiếp với thông tin thì cơ hội giải quyết các vấn đề phúc lợi xã hội sẽ tốt hơn.

Mỗi người đều có cách lý giải riêng về quyết định và hành động của họ. Đó là nền tảng để xây dựng và thể hiện cá tính của mỗi người. Nhưng là một phần trong xã hội, con người cũng rất dễ dàng bị ảnh hưởng và cuốn theo suy nghĩ, hành động của cộng đồng. Vì lý do đó, khi mỗi công dân đều có trách nhiệm tự đánh giá động cơ và điều chỉnh hành vi của mình theo chuẩn mực xã hội đã đề ra thì tất cả chúng ta mới có thể cùng chia sẻ những lợi ích chung tốt đẹp hơn và hướng đến sự phát triển bền vững hơn.

Theo DREW TAILOR / DOANH NHÂN SÀI GÒN

Tags: ,