Cuộc chiến Ukraina và vai trò cảnh sát toàn cầu của Mỹ

“Phương Tây tập thể” tập hợp thành mặt trận chống Nga không theo “tiếng gọi của trái tim” mà là theo sức ép của Mỹ đóng vai trò “cảnh sát toàn cầu”.

Trả lời câu hỏi của người đối thoại trong chương trình “Bàn cờ lớn” trên Kênh 1 Đài truyền hình quốc gia Nga: Cách đây vài năm, tôi đã nói chuyện với cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Hồi đó, tôi vừa trở về từ Moskva và nói với ông ấy rằng nếu chính sách của Mỹ và NATO ngạo mạn phớt lờ những lo ngại của Nga vẫn tiếp diễn thì Nga sẽ phải sử dụng đến vũ lực. H. Kissinger trả lời rằng nếu Nga phải sử dụng sức mạnh thì chúng ta sẽ bị thiệt hại nặng nề và toàn bộ NATO sẽ đoàn kết lại chống Nga. Hóa ra ông ấy đã đúng: “tập thể phương Tây” đã liên kết lại để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt và thậm chí còn thể hiện sự đoàn kết hơn nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ?

Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov trả lời:

Ngài nói đúng về cách “phương Tây tập thể” đã tập hợp và củng cố lại hàng ngũ của họ. Nhưng cách tập hợp này không diễn ra theo “tiếng gọi của trái tim” của từng thành viên trong liên minh. Trước hết, Mỹ đã tập hợp họ lại. Bản chất thống trị chẳng biến đi đâu cả.

Vài tuần trước, tôi đã lưu ý đến tuyên bố của một trong những giáo sư của Đại học Stanford rằng Mỹ phải là cảnh sát toàn cầu để cứu thế giới. Không chỉ NATO, mà cả Liên minh châu Âu với tư cách là một hiệp hội, cách đây không lâu trong các bài phát biểu của mình đã tuyên bố về quyền tự chủ chiến lược, thì nay đã phải hoàn toàn phục tùng đường lối thống nhất của phương Tây. Các trung tâm điều phối hành động của NATO và EU đang được thành lập, các quốc gia trung lập (Phần Lan, Thụy Điển) đang bị lôi kéo. Trước đó rất lâu, chương trình “cơ động” đã bắt đầu được triển khai, cho phép sử dụng phương tiện giao thông và các cơ sở hạ tầng khác của các quốc gia chưa phải là thành viên NATO vào mục đích đã định để di chuyển thiết bị của liên minh về phía đông, gần biên giới của chúng ta hơn.

Vừa qua, trong chương trình “Bàn cờ lớn” đã từng có cuộc thảo luận về những thay đổi sâu sắc đang diễn ra trong Liên minh Châu Âu và toàn bộ Châu Âu nói chung liên quan đến sự chuyển dịch trọng tâm có lợi cho người Châu Âu, trước hết là Ba Lan, các nước Baltic, Cộng hòa Séc và Slovakia. Hiện nay, ưu tiên này của EU không còn nữa. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bốn năm trước đã từng nói về sự cần thiết của Châu Âu phải dựa vào lực lượng của chính mình, có quân đội của riêng mình. “La bàn chiến lược” được coi là một bước tiến tới quyền tự chủ chiến lược.

Emmanuel Macron còn tuyên bố trạng thái “chết não” của NATO, thể hiện sự thất vọng trước những quy trình được áp đặt từ bên kia Đại Tây Dương. Giờ đây chẳng ai còn nhớ đến câu chuyện này. Tổng thống Pháp nói rằng một ngày nào đó cần phải xây dựng một cấu trúc an ninh ở Châu Âu, có tính đến lợi ích của tất cả các quốc gia, bao gồm cả Nga. Nhưng ngay lập tức ông ấy bị các thành viên “đàn em” trong liên minh phương Tây “nhắc nhở”. Mọi người coi đó là một quá trình tự nhiên của sự vật.

Bây giờ nói về việc Nga được nhìn nhận như thế nào trong suốt những năm qua, bao gồm cả khoảng thời gian mà ngài và H. Kissinger đã đề cập đến. Các đồng nghiệp phương Tây nhắc nhở Nga “phải nên biết chỗ đứng của mình” trong thế giới này. Họ thích thú khi đưa ra lời nhắc nhở đó. Quả là sự quan sát sắc bén. Họ đã thể hiện “niềm vui” trong suốt những năm sau khi Liên Xô tan rã. Ban đầu, họ vỗ vai chúng tôi theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Họ tin rằng đã bỏ chúng tôi vào túi của “các tỷ vàng”, trở thành một phần của hệ thống phương Tây toàn cầu hóa. Hiện nay họ gọi là một hệ thống “quy tắc” mà trật tự thế giới phải dựa vào. Chúng tôi được coi là một đối tác “cấp dưới” bình thường, người sở hữu các nguồn tài nguyên mà phương Tây cần và được phương Tây cung cấp công nghệ, đồng thời vẫn phải chấp nhận vị thế của một đối tác trong hệ thống tọa độ do họ định đoạt. Ở đó, các nhà lãnh đạo phương Tây là “người chỉ huy dàn nhạc”, chủ yếu là Mỹ và các đồng minh thân cận nhất của họ ở Châu Âu, những người tự coi mình là ông chủ có quyền chỉ đạo sự phát triển của lục địa này.

Gần đây bài viết của G. Kissinger thu hút nhiều bình luận. Mọi người chú ý đến các nhận định, dự báo, bao gồm cả các phương án, cách ông ấy dự báo cách giải quyết cuối cùng. Điều đáng ngạc nhiên là không ai chú ý đến cụm từ mà trong bài viết này được đề cập như một lẽ đương nhiên. Cụm từ đó làt:”Hai cường quốc hạt nhân đang tranh giành một quốc gia (Ukraina) chỉ có vũ khí thông thường”. Có lẽ đây là cách nói theo nhà phân tâm học Freud. G. Kissinger là một người thông thái, ông ấy không nói điều gì vô ích cả.

Nhưng đây là sự thừa nhận thẳng thắn về việc ai đang đánh nhau với ai. Chúng ta đang có chiến tranh với “phương Tây tập thể” do một cường quốc hạt nhân là Mỹ lãnh đạo. Cuộc chiến này đã được họ tuyên bố với chúng tôi từ lâu tồi. Đó là sau khi hoàn tất cuộc đảo chính ở Ukraina do Mỹ dàn dựng và được Liên minh châu Âu hỗ trợ, sau khi các Thỏa thuận Minsk mà cuối cùng đã được làm rõ là sẽ ai có ý định thực hiện . Chính [cựu Thủ tướng Đức] A.Merkel khẳng định điều này một lần nữa.

Vài năm trước khi kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng, trong một cuộc trò chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin, khi ông một lần nữa lưu ý A.Merkel những gì được xác định rất rõ và công khai về sự cần thiết phải giải quyết các vấn đề về quy chế đặc biệt thông qua cuộc đối thoại trực tiếp giữa Kiev, Donetsk và Lugansk, bà ấy nói rằng đó là “tính xây dựng mơ hồ”. Dường như Nga đang quyết định mọi thứ ở Donbass và nhất thiết phải đàm phán với Kiev. Đây hoàn toàn không phải là một sự hiển linh, không phải là mong muốn vào giây phút chót không muốn nhỡ “đoàn tàu” đang tăng tốc độ bài Nga. Đây là bản chất sâu xa.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Bộ tứ Normandy tại Paris trong tháng 12 năm 2019, các chuyên gia từ Văn phòng Tổng thống và Bộ Ngoại giao [Nga] đã chuẩn bị một văn bản đã được thống nhất về các thỏa thuận xác nhận các điều khoản cơ bản của các Thỏa thuận Minsk. Thỏa thuận đầu tiên là ngừng bắn và giải tán lực lượng dọc theo toàn bộ chiều dài của đường tiếp xúc. Điều này đã được tất cả các bên đồng ý.

Khi bốn nhà lãnh đạo đã ngồi xuống bàn tròn trong Điện Elysee, còn những người cùng đi đã ổn định chỗ ngồi xung quanh, Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky nói rằng ông sẽ không tuân thủ và ký thỏa thuận rút quân dọc theo toàn bộ đường tiếp xúc. Tối đa là chọn ba địa điểm thí nghiệm và thử tiến hành phân cách ở đó. Ngay lập thức nảy sinh nghi ngờ nhưng chúng tôi làm rõ lý do tại sao lại xảy ra sự bất đồng như vậy giữa sự đồng thuận của các chuyên gia và bác bỏ thỏa thuận đó ở cấp nguyên thủ quốc gia. Người Mỹ đã bắn “tín hiệu” rằng nếu V.A. Zelensky rút lui lực lượng của ông ta dọc theo toàn bộ đường tiếp xúc thì người Nga sẽ không bao giờ từ bỏ Donbass.

Trả lời câu hỏi: Liệu Mỹ có chỉ đạo cho Ukraina từ chối thực hiện Thỏa thuận Minsk?

Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov cho biết:

Tôi không biết cụ thể là ai chỉ đạo. Nhưng người Mỹ nói với ông ấy [Volodymyr Zelensky] những gì như tôi đã đề cập: nếu rút lui lực lượng của Ukraina ra xa tuyến phân định [với Donetsk và Lugansk], ông ta sẽ mất đáng kể cơ hội tái chiếm các vùng lãnh thổ này bằng vũ lực. Ukraina muốn chiếm lãnh thổ này bằng vũ lực vì lý do: họ không muốn thực hiện các thỏa thuận Minsk, trong đó quy định các điều kiện khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina như chấp nhận ngôn ngữ Nga, chấp nhận Donetsk và Lugansk có lực lượng cảnh sát địa phương riêng tương tự như các bang khác nhau ở Mỹ, có nghĩa vụ tham khảo ý kiến của chính quyền trung ương khi bổ nhiệm thẩm phán và công tố viên, có quan hệ kinh tế đặc biệt với các vùng lân cận của Nga.

V.A.Zelensky đã từ chối khôi phục sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina theo cách cấp trao cho một bộ phận cư dân của ông ta các quyền được quy định trong nhiều công ước quốc tế và hiến pháp của đất nước, trong đó xác định rõ nghĩa vụ của nhà nước trong việc đảm bảo quyền của các dân tộc thiểu số, còn người Nga được đề cập riêng. “Kế hoạch B” đã được lập sẵn trong một thời gian dài, ở Paris vào năm 2019. Đôi khi, các nhà lãnh đạo Ukraina buột miệng nói ra là các thỏa thuận Minsk không có lợi cho họ và đề nghị giành lại quyền kiểm soát [Donetsk và Lugansk] bằng vũ lực.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM 

Tags: , ,