Chuyên gia Trung Quốc bình luận về kế hoạch hiện đại hóa quân sự của Việt Nam

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, những động thái quân sự của Việt Nam trong những năm gần đây như mua sắm trang bị là đáng chú ý, tất nhiên là Trung Quốc cần phải thận trọng, nhưng không cần phải thổi phồng mối đe dọa quân sự của Việt Nam.

Thời gian qua, trên các mạng xã hội ở Việt Nam đã lan truyền hình ảnh mới nhất về những máy bay chiến đấu Su-30 bay tuần tra ở quần đảo Trường Sa. Su-30 là loại máy bay chiến đấu đa năng hạng nặng được nhập khẩu từ Nga, loại máy bay này có thể mang theo các loại tên lửa tiên tiến để tiêu diệt các mục tiêu trên biển.

Những năm gần đây, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu là phải nhanh chóng hiện đại hóa các trang thiết bị vũ khí, bằng các đợt mua sắm từ nước ngoài, chủ yếu từ Nga như: 36 máy bay chiến đấu Su-30, 6 tàu ngầm Kilo mang theo tên lửa hành trình, 6 tàu hộ vệ tên lửa (4 Gepard và 2 Sigma), 6 tàu tấn công nhanh (Molnya) và các hệ thống vụ khí khác do Israel chế tạo…

Vào đầu tháng hai năm nay, Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm đã công bố một báo cáo về tình trạng nhập khẩu vũ khí của các quốc gia, trong đó Việt Nam đã tạo nên một sự quan tâm lớn. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng vũ khí chiếm 3% tổng số giao dịch vũ khí toàn cầu, đứng thứ tám trên cả Hàn Quốc và Singapore.

Trong tâm các đợt mua sắm trang thiết bị vũ khí của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua là hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân. Ngoài các máy bay Su-30 mới trang bị, Việt Nam còn có trên 200 máy bay chiến đấu MiG-21 và Su-22, một phần trong số đó đã được hiện đại hóa.

Lưu Tử Quân, một nhà bình luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc cho rằng, đã có một sự gia tăng đáng kể số lượng máy bay dòng “Su” trong quân đội Việt Nam. Không những thế, hiện nay Việt Nam được coi là một trong những khách hàng khá tiềm năng của máy bay chiến đấu đa năng Su-35.

“Việt Nam vẫn không những nỗ lực đầu tư cho lực lượng không quân và hải quân, họ đã nhập khẩu từ Nga các tàu ngầm lớp Kilo, các hệ thống tên lửa Bastion-P, tàu hộ vệ Gepard-3.9… Với những trang thiết bị hiện đại, sự hiện diện của quân đội Việt Nam cả dưới đáy biển, mặt biển và trên không ở Biển Đông ngày càng được tăng cường”, Lưu Tử Quân bình luận.

Giáo sư Trương Quốc Phong, trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, ông cho biết, Việt Nam và Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã có mối quan hệ tốt hơn, Việt Nam đã nhập khẩu một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí của Liên Xô, một số trang bị vũ khí thậm chí là “vừa bán vừa cho”.

Sau Chiến tranh Lạnh, Nga xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam và thực hiện các giao dịch theo đúng giá thị trường, không giống như trước kia là “ưu đãi”. Do đó, trong thời điểm những năm 90, Việt Nam không đủ ngân sách để mua trang bị vũ khí của Nga, vì vậy sau những năm 1990, quân đội Việt Nam vẫn chỉ được trang bị những trang thiết bị vũ khí từ những năm 60 và 70 của thế kỷ trước. Trong những năm gần đây, kinh tế của Việt Nam phát triển nhanh hơn, đời sống được nâng cao, các chương trình mua sắm trang bị từ nước ngoài được thực hiện thường xuyên hơn, nhằm nhanh chóng thay thế các trang thiết bị vũ khí chủ lực.

Trước đây, hải quân Việt Nam vẫn được trang bị chủ yếu bởi nhưng trang bị vũ khí từ những năm 1960-1970, do Liên Xô sản xuất, cùng với một số trang bị thu được của Mỹ được sản xuất từ những năm 1940. Để bù đắp khoảng trống đó, Việt Nam buộc phải thực hiện các chương trình mua sắm trang bị.

Lưu Tử Quân cho biết, Việt Nam đã bù đắp khoảng trống dưới mặt nước bằng đơn hàng 6 tàu ngầm lớp Kilo. ngoài ra còn nhập khẩu các tàu hộ vệ Gepard nhằm tăng cường khả năng chống hạm, chống ngầm… trên vùng đặc quyền kinh tế. Ý định rõ ràng là để tăng cường khả năng phòng thủ đối với các khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Tuy nhiên, Việt Nam quá phụ thuộc vào Nga trong một thời gian dài về trang bị vũ khí và là nguồn duy nhất. Theo các số liệu được công bố, Việt Nam chiếm 10% tổng lượng vũ khí xuất khẩu của Nga trong giai đoạn 2012 đến 2015. Việt Nam đã trở thành quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Nga sau Ấn Độ và Venezuela.

Do đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam không hài lòng với tình hình như trên, họ cần phải đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí. Một mặt, Việt Nam vẫn tiếp tục củng cố và tăng cường mối quan hệ với Nga trong lĩnh vực trang bị vũ khí, mặt khác, Việt Nam cũng đang tăng cường hợp tác với các đối tác mới trong lĩnh vực quốc phòng.

Đã có các tài liệu cho biết phía Israel đã chuyển giao cho Việt Nam 20 hệ thống tên lửa Extra, mục tiêu chủ yếu là để bảo vệ bờ biển. Trong khi đó, Mỹ đã gỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam năm 2014, tương lại khả năng cao là Việt Nam sẽ được trang bị loại máy bay chống ngầm P-3C…

Ngoài việc mua sắm các trang bị vũ khí hiện đại, Việt Nam cũng tích cực nhập khẩu công nghệ quốc phòng, đặc biệt là trong những năm gần đây, Việt Nam hy vọng sẽ tăng cường hợp tác kỹ thuật-quân sự với các quốc gia phát triển, mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của hệ thống phòng thủ quốc gia trở nên rõ ràng hơn.

Trong báo cáo của Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vừa qua cũng đề cập đến việc tập trung phát triển ngành công nghiệp quốc phòng trong nước, để hỗ trợ quân đội Việt Nam trong công cuộc bảo vệ “bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”.

Trong thực tế, Việt Nam đang thực hiện việc mua sắm trang bị và công nghệ song song. Ông Lưu Tử Quân cho rằng, tập đoàn tên lửa chiến thuật của Nga đang phối hợp với Việt Nam, giúp họ nội địa hóa loại tên lửa Kh-35 (Thiên vương tinh). Trong khi đó, Tổng công ty Irkut cũng đã chuyển giao cho Hiệp hội Hàng không Việt Nam hơn 200 linh kiện và công nghệ để sản xuất UAV.

Ngoài các “đối tác truyền thống” như Nga, Việt Nam cũng đã tích cực mở rộng hợp tác kỹ thuật-quân sự với các nước bạn bè. Ngày 3/3/2016, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã công bố việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng với Israel, nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy quan hệ song phương, bao gồm cả việc tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, như chuyển giao công nghệ và hợp tác quân sự.

Về vấn đề này, Trương Quốc Phong cho rằng, trên thực tế trang bị vũ khí Nga không thích hợp cho lắm ở Việt Nam. Lưu Tử Quân cũng tỏ ra tán đồng khi cho rằng, trang bị vũ khí Nga phù hợp với việc tác chiến ở khu vực dân cư thưa thớt, hợp với khí hậu lạnh, có thể không thích hợp với thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam. Việt Nam đã nhập khẩu từ Nga rất nhiều trang bị vũ khí, nhưng Nga hạn chế giới thiệu về công nghệ, rất nhiều vũ khí của Nga không thể được nâng cấp và “nội địa hóa”, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo quản, sử dụng và tuổi thọ của trang bị. Để chấm dứt những lo ngại trên, trong những năm gần đây Việt Nam đã bắt đầu cắt giảm sự phụ thuộc vào trang bị vũ khí Nga, thay vào đó là việc mở rộng hợp tác quân sự với các cường quốc khác nhằm để “chuyển giao công nghệ quân sự” là mục tiêu rõ ràng.

Israel là một trong những đối tác công nghiệp quốc phòng “bạn bè” với Việt Nam và là đối tượng đáng chú ý. Theo các thỏa thuận liên quan, Việt Nam không chỉ có thể mua vũ khí từ Israel, mà còn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, các hệ thống thiết bị sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa…

Trong năm 2014, Israel và Việt Nam hình thành một ủy ban liên hợp nhằm vào các lĩnh vực thương mại và hợp tác quốc phòng giữa hai bên rõ ràng. Ngoài ra, hai bên cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác kỹ thuật bí mật liên quan đến việc bảo vệ thông tin mật cho nhau. Trong tháng hai, hai nước đã bắt đầu dự án đầu tiên của mối quan hệ hợp tác công nghiệp quốc phòng, với việc Israel giúp nhà máy Z111 sản xuất các loại súng trường tấn công như Galil.

Ngày 12/ 4 vừa qua, hai tàu chiến thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã lần đầu tiên cập cảng cảng quốc tế tại Vịnh Cam Ranh, điều này cho thấy rằng hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Nhật Bản đã hội tụ đủ các yếu tố. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nakatani đã nhấn mạnh rằng,”Cam Ranh có tầm quan trọng về địa chính trị, cơ sở này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho tất cả các nước, ông thẳng thắn bày tỏ rằng, tàu của lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có thể tiếp tục cập cảng.

Về vấn đề này, Lưu Tử Quân cho rằng, Việt Nam và các nước ngoài khu vực đang tăng cường hợp tác quân sự, kéo các nước khác vào các tranh chấp Biển Đông, sẽ chỉ làm cho tình hình trong khu vực phức tạp hơn, không giúp giải quyết vấn đề (đối với Trung Quốc).

Ông Trương Quốc Phong cho biết, Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng của thị trường vũ khí quốc tế. Từ năm 1990, khu vực Đông Nam Á nhập khẩu trang bị vũ khí có xu hướng ngày càng tăng. Những quốc gia đáng chú ý nhất là Singapore, Indonesia, Philippines và Việt Nam. Các quốc gia này nhập khẩu chủ yếu là các trang bị vũ khí cho lực lượng hải quân.

Việc hiện đại hóa quân sự ở các quốc gia Đông Nam Á tập trung vào việc nâng cao khả năng chiến đấu trên biển, họ không ngần ngại chi tiêu để hiện đại hóa hải quân là nhằm để tìm kiếm lợi ích hàng hải lớn hơn, Lưu Tử Quân cho biết.

Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, chương trình hiện đại hóa quân sự của Việt Nam khác hơn so với các quốc gia Đông Nam Á khác.

Việt Nam không chỉ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa mà còn cả quần đảo Hoàng Sa. Để đảm bảo và bảo vệ các lợi ích hàng hải và chủ quyền của mình, Việt Nam phải phát triển lực lượng biển, Trương Quốc Phong cho biết. Trong khi đó, Lưu Tử Quân cho rằng, trên Biển Đông, lợi ích kinh tế Việt Nam thu được chiếm 20% GDP của cả nước, và trụ cột quan trọng của nền kinh tế. Quân đội Việt Nam sẽ tăng cường cường độ mua sắm trang bị vũ khí, nhằm để bảo vệ các lợi ích của họ.

“Dư luận quốc tế” rất quan tâm đến làn sóng mua sắm trang bị của quân đội Việt Nam. Các nhà phân tích tin rằng, Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo hướng này nhằm để tăng cường khả năng “răn đe đáng tin cậy” theo chiều hướng đi lên, khi Việt Nam hoàn thành việc triển khai các trang thiết bị vũ khí đã mua sắm, khả năng kiểm soát Biển Đông của Việt Nam sẽ đạt được một mức độ chưa không thể tưởng tượng.

Về vấn đề này, GS Trương Quốc Phong và nhà bình luận Lưu Tử Quân đều cho rằng, trong các quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu các loại trang bị vũ khí tiên tiến nhất. Nhưng đại đa số các trang bị vũ khí hiện đại trên đều được nhập khẩu, hệ thống phòng thủ quốc gia của họ chưa có được sự hỗ trợ lớn từ chương trình hiện đại hóa quân sự, việc sử dụng các loại vũ khí nhập khẩu cũng có các giới hạn, như hậu cần và các khía cạnh khác. Vì vậy, đối với Trung Quốc, những động thái quân sự của Việt Nam trong những năm gần đây, việc mua sắm trang bị là đáng chú ý, tất nhiên là Trung Quốc cần phải thận trọng, nhưng không cần phải thổi phồng mối đe dọa quân sự của Việt Nam.

Theo INFONET (2016)

Tags: ,