Ẩn số về yếu tố chủng tộc của người Ai Cập cổ đại

Qua năm tháng, số hài cốt của người Ai Cập cổ đại được tìm thấy càng nhiều. Họ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau và đều được nghiên cứu…

Ẩn số về yếu tố chủng tộc của người Ai Cập cổ đại

Vì chắc chắn Ai Cập là một phần của Châu Phi, cư dân của nước này – cả hiện đại lẫn cổ đại – hiểu theo nghĩa địa lý thuần túy, chắc chắn phải là “người Châu Phi”, vấn đề liệu người Ai Cập cổ đại có phải là người da đen hay không lại là vấn đề phức tạp hơn nhiều. Đối với nhiều tác giả hiện đại, nhất là những người ủng hộ thuyết Châu Phi là trung tâm, họ muốn định nghĩa Ai Cập như một nền văn minh của “người Châu Phi da đen” thuần túy – vị trí địa lý của Ai Cập là chứng cứ thích hợp cho rằng cư dân của nước này về cơ bản là “da đen”. Nhưng nếu chúng ta cố gắng trả lời câu hỏi cho thật chính xác thì cần phải xác định từ “da đen” hiện nay không những có nghĩa gì mà còn xét đến ý nghĩa của từ này ở thời cổ đại nữa.

Thực ra chúng ta muốn nói da đen với nghĩa gì?

Thật không may, ngay cả việc nghiên cứu nhanh các tư liệu hiện đại viết về chủ đề cũng cho thấy việc dùng từ “da den” như một phương tiện phân loại các nhóm hay cá thể phần lớn khác nhau theo quan điểm của cá nhân người viết. Đôi lúc từ dùng để ám chỉ loại người da den cổ đại, nhưng cũng thường dùng với nghĩa mơ hồ hơn. đại khái tương đương với “người Châu Phi”, “Không phải người Âu” hay thậm chí là “nhóm chủng tộc bị áp bức”. Trái lại, thật đáng ngạc nhiên, có vẻ trong các tư liệu cổ đại vấn đề có sự nhất trí và rõ ràng hơn nhiều. Ba nhóm chứng cứ từ thế giới cổ đại thường được sử dụng: hài cốt còn lại ở Ai Cập và các vùng phụ cận, văn bản và mô tả của người Ai Cập cổ đại, và tài liệu do các tác giả Hy-La biên soạn.

Qua năm tháng, số hài cốt của người Ai Cập tìm thấy càng nhiều. Họ thuộc nhiều thời kỳ khác nhau và đều được nghiên cứu. Kết luận thường có tác động quan trọng đến quan điểm của các nhà Ai Cập học liên quan đến sự di chuyển dân số đến và đi khỏi Ai Cập và Nubia. Chẳng hạn, nhà Ai Cập học người Anh Brian Emery khẳng định trên cơ sở số đo các hộp sọ rằng những người Ai Cập thời kỳ Tiền vương triều muộn bị một Chủng tộc Mới ở phía đông chinh phục, trong khi Elinders Petrie cũng dựa trên cơ sở tương tự, trong một giai đoạn cho rằng những người xây dựng kim tự tháp thuộc cổ vương quốc là một nhóm người xâm lược đến từ Châu Á không phải là da đen. Tuy nhiên, theo phương pháp luận của các nhà nhân chủng học sinh học đã chứng minh, những khẳng định giản dị thái quá như thế trở nên kém thịnh hành, ngày nay mọi người thừa nhận quan điểm không tin cậy của các loại chủng tộc không thể đánh giá dễ dàng chỉ dựa vào các hài cốt tìm thấy

Nhân chủng học của người Ai Cập

Mặc dù lịch sử nhân chủng ảnh hưởng đối với các sử gia Ai Cập theo định kỳ tập trung vào các cuộc đương đầu giữa các nhóm Negroid và Caucasoid, nhưng chắc chắn có một số sự liên tục trong nghiên cứu về hài cốt còn lại của người Ai Cập. Vào cuối thế kỷ 18, nhà nhân chủng học tiên phong Johann Priedrich Blumenbach đi đến kết luận rằng người Ai Cập có loại hình cơ thể cơ bản: (1) “người Ethiopia”, (2) “gần giống người Hindoo” và (3) lai giữa người “Ethiopia” và “Hindoo”. Một phần do ảnh hưởng của công trình Blumenbach mà nhiều nhà nhân chủng trong thế kỷ 19 tiếp tục nhân mạnh đến sự liên kết chủng tộc tiềm năng giữa Ai Cập và Nam Á.

Vào đầu thế kỷ 20 một vài nhà nhân chủng học sử dụng cái gọi là “hệ số giống nhau về chủng tộc” (dựa theo các số do hộp sọ) quả quyết. Ngoài ra, công trình nhân chủng học gần đây nhất cho rằng sự thay đổi bắc-nam dần dần trong loại hình thể Ai Cập không phải biểu hiện của sự hòa trộn hai chủng tộc khác biệt (nghĩa là người da đen và Caucasoid) mà là một loại phổ hay “câp tính trạng”, qua đó loại hình thể dần dần thích nghi với sự thay đổi môi trường theo vĩ độ và điều kiện địa phương.

Vì thế, nhà nhân chủng học Mỹ C. Loring Brace kết luận, “nỗ lực ép buộc người Ai Cập phải là “da đen” hay “da trắng” đều không đúng về sinh học… Khái niệm “chủng tộc” ảo tưởng lỗi thời sẽ không thích hợp, và thật vô vọng khi giải quyết thực tại sinh học về người Ai Cập, thời cổ đại lẫn hiện đại”. Đã cung cấp chứng cứ khoa học thuyết phục đối với sự liên kết giữa các loại hình thể Ai Cập và Nam Á. Mặc dù giá trị thống kê của hệ số này đã mang nhiều tai tiếng, nhưng cách phân tích cụ thể hài cốt của người Ai Cập được tiến hành trong thập niên 1990 giả định rằng cư dân Ai Cập cổ đại có nhiều mối quan hệ với các dân tộc Châu Âu và Nam Á nhiều hơn là cư dân vùng hạ sa mạc Sahara, Châu Phi.

Thế giới quan của người Ai Cập

Lúc ấy người Ai Cập nghĩ thế nào về chính mình? Trước tiên chúng ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách nghiên cứu cách mà họ tự miêu tả mình trong hội họa và điêu khắc, kế đến bằng việc phân tích sự mô tả “người nước ngoài” của họ. Như trong nhiều nền văn hóa khác, người Ai Cập có vẻ ý thức nét nhận dạng của riêng mình chủ yếu bằng việc so sánh chính họ với các dân tộc trên thế giới nằm bên ngoài Ai Cập. Chữ tượng hình trong sự mô tả về mình của người Ai Cập và người nước ngoài cho thấy phần lớn lịch sử của họ. họ xem mình là một nửa da den, tóc xoăn của người Châu Phi. bộ râu màu xanh xám của người Châu Á. Lăng mộ của các pharaoh Seti I và Ramesses III thuộc Tân vương quốc trong Thung lũng các vì vua có cảnh mô tả hình người rất đặc biệt thể hiện nhiều loại người khác nhau trong vũ trụ bên trên có vị thần Mặt trời Re nắm quyền tối cao.

Những loại hình này gồm người Ai Cập có màu da nâu, hơi đỏ, màu da này tương phản hoàn toàn với ngươi Kushite (Nubia) có màu da đen và màu da hơi xanh xám của người Lybia và Châu Á. Mặc dù một phần dựa trên màu da và các đặc điểm hình thể khác, những loại chủng tộc cổ đại này cũng căn cứ vào tính đa dạng của kiểu tóc và trang phục, và chức năng của họ rõ ràng cho phép người Ai Cập định nghĩa mình như một nhóm dân tộc, có bà con với phần thế giới còn lụi. Những mô tả như thế, chắc hẳn đã được chính người Ai Cập thừa nhận như bản in đúc đơn giản hóa, căn cứ tròn hàng ngàn bức chân dung cá nhân Ai Cập trên vách các lăng mộ và đền thờ cho thấy cư dân như một tổng thể với nhiều phổ rộng về màu da, từ da màu sáng đến nâu đậm.

Vì thế cũng có ý nghĩa trong đó “người Ai Cập” tự xem mình là một dân số khác biệt hiểu theo nghĩa không chủng tộc. Văn hóa thuần túy. Vì thế nhiều ví dụ cho thấy cá nhân rõ ràng xem mình là người Ai Cập theo nghĩa xã hội và chính trị, bất chấp thực tế rằng rõ ràng có “yếu tốnước ngoài” trong diện mạo hình thể của họ.

Người da đen trong thế giới Hy-La

Đối với giới nhà văn Hy-La tiêu chuẩn so sánh phổ biến nhất về “tính chất đen” là Ethio­pia. Người Ethiopia (nghĩa từng chữ “những người có gương mặt cháy sém”) luôn được mô tả là đen nhất trong những người Châu Phi được thế giới Hv-La biết đến, và điều rất có ý nghĩa là họ hiếm khi nào nhầm lẫn với người Ai Cập trong trước tác của các tác giả như Aristotle, Xenophanes và Ptolemy. Đúng ra. Manilius. trong quyên Asironomica, liệt kê đặc biệt nhiều dân tộc theo thứ tự có màu da đen giảm dần: người Ethiopia, người Ân Độ. người Ai Cập và người Moor. trong khi Strabo cho rằng người Ethiopia giống như người Ấn Độ ở phía nam và Ai Cập giống như người Ấn Độ ỏ phía bắc.

Cũng dễ thấy người Hy Lạp và La Mã không có xu hướng mô tả màu da hay các dặc điểm chủng tộc khác theo nghĩa miệt thị. Thay vào đó, địa lý và tính chất dán tộc là những phương pháp quan trọng hơn nhiều để phân loại các dân tộc trong thế giới Hy-La. Tuy nhiên, qua các câu trích dẫn được chọn lọc cẩn thận từ các tác giả Hy-La, thương được trích dẫn vượt khỏi bối cảnh này, được giới tác gia hiện đại lặp đi lặp lại bằng lời lẽ đao to búa lớn de day nghiên vấn đề.

Kết luận

Thế người Ai Cập cổ đại là ai? Nhiều thực tế có thể được xác định với một số mức độ tin cậy trên cơ sở chứng cứ hiện nay chúng ta đang có.

Trước hết, như đã nói từ đầu, Ai Cập chắc chắn là một phần của lục địa Phi châu, mặc dù cũng nên nêu rõ Ai Cập là quốc gia Châu Phi có vị trí thuận lợi nhất để xác lập các mối liên hệ mật thiết với Cận Đông và Địa Trung Hải.

Thứ hai, ngôn ngữ được người Ai Cập sử dụng có vẻ có nguồn gốc ở Châu Phi, nhưng ngày càng chịu ảnh hưởng của các ngôn ngữ Semite (nhất là từ thời Tân vương quốc trở đi).

Thứ ba, nếu xét đến diện mạo trong chừng mực nào dó, thì chứng cứ thuyết phục của người Ai Cập cổ đại và văn học Hy La cho thấy cư dân của vùng thung lũng hạ lưu sông Ni le đã bị pha trộn về chủng tộc và dân tộc, từ các cá thể hoàn toàn là người da đen sống ở miền nam đến loại hình Caucasoid, tóc thẳng, màu da xanh xám ơ miền bắc.

Thứ tư, chữ tượng hình của Ai Cập truyền thống trong thời đại các Pharaoh sử dụng bản in đúc chủng tộc (chủ yếu dựa trên màu da và kiểu tóc) để phân biệt chính họ với các dân tộc ở Châu Phi, Châu Á và bắc Địa Trung Hải.

Sau cùng, và có lẽ quan trọng nhất, khái niệm người “da đen” là sự hình thành trong thời hiện đại chỉ gây nhầm lẫn về trạng thái khi người ta nỗ lực áp đặt vào bối cảnh cổ đại. Cũng như không hề có bất cứ âm mưu nào của “tín đồ Tin Lành da trắng gốc Anglo-Saxon) định nghĩa Ai Cập là nền văn minh “da trắng”, vì không hề có cơ sở khoa học để mô tả đó là một nền văn minh “da đen”. Bản thân người Ai Cập cổ đại cũng không hiểu khái niệm chủng tộc hiện đại về “tính chất đen” và rõ ràng họ không hề xác định “tính chất Ai Cập” theo nghĩa chủng tộc thuần túy. Ghi chép khảo cổ và văn hóa của Ai Cập cổ đại là sản phẩm của sự tương tác của nhiều nhóm chủng tộc. Nói cách khác, người Ai Cập về bản chất không phải là người da đen, da nâu hay da trắng – mà họ chỉ đơn thuần là người Ai Cập.

 Theo TIEUNAMPHU

Tags: , ,