5 điều cần biết về nước và biến đổi khí hậu

Thực chất thay đổi khí hậu chính là thay đổi nước!  Bất cứ khi nào chúng ta nói đến biến đổi khí hậu thì chính là những biến đổi về nước bao gồm cả thiếu hụt hoặc dư thừa nguồn tài nguyên nước.

5 điều cần biết về nước và biến đổi khí hậu

Theo Báo cáo Diễn đàn kinh tế thế giới 2016 về “Báo cáo rủi ro toàn cầu”, trong những thập kỉ tới các khủng hoảng nước sẽ tăng cao. Dưới đây là 5 lý do chính:

Biến đổi khí hậu chính là những biến đổi về nước

Thực chất thay đổi khí hậu chính là thay đổi nước! Đô thị tạo ra nhiệt và hấp thụ nhiệt tạo ra các làn sóng nhiệt, tan băng và lũ lụt tàn phá hạn hán kéo dài, cháy rừng, hồ chứa bị thu hẹp, mực nước biển dâng cao, khô cằn đất và hạ thấp mực nước ngầm – tất cả đều là những hậu quả của sự gia tăng ô nhiễm carbon và có nguồn gốc từ sự thiếu hụt biến động trong phân phối nước trên trái đất. Bất cứ khi nào chúng ta nói đến biến đổi khí hậu thì chính là những biến đổi về nước bao gồm cả thiếu hụt hoặc dư thừa nguồn tài nguyên nước. Do vậy đối phó với biến đổi khí hậu chính là chuẩn bị các phương án cho các các đô thị, nông thôn và các ngành đối phó với các hiện tượng lũ lụt, hạn hán.

Nhiệt độ ấm dần lên, hạn hán nhiều hơn gây nên sức ép cho an ninh lương thực và ổn định chính trị

Một nghiên cứu toàn diện của McKinsey và Company dự đoán rằng, trong khoảng 15 năm tới, nhu cầu sử dụng nước cả thế giới sẽ tăng lên 40% vo với mức sử dụng bền vững có thể đáp ứng được.

Số lượng này bao gồm lượng nước cần thiết cho quá trình phát triển dân số, trong đó, theo các ước tính, sẽ cần nhiều thức ăn hơn lên đến 50% vào năm 2050. Nông nghiệp sử dụng hơn 90% lượng nước tiêu thụ toàn cầu và biến đổi khí hậu tác động đến ngành nông nghiệp với các hiệu ứng tê liệt: nhiệt độ cao hơn giảm năng suất cây trồng, mưa lớn hoặc cạn kiệt nước đều ảnh hưởng đến mùa màng. Ở các nước có nền chính trị không ổn định, một sự cố trong sản xuất thực phẩm có thể châm ngòi cho suy giảm kinh tế và khủng hoảng chính trị và xã hội. Ví dụ, một nghiên cứu năm 2015 trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học kết luận rằng, mất mùa do biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân kích hoạt các cuộc nội chiến tại Syria.

Sử dụng hợp lý nguồn nước giúp sản xuất năng lượng hiệu quả và giảm sử dụng năng lượng cũng là tiết kiệm nước

Các nỗ lực về việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước: chuyển nước, xử lý nước, làm sạch, làm nóng.. .tự nó cũng làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước.

Các liên kết giữa năng lượng và nước được thể hiện rõ nét trên tất cả các lục địa. Tại Ấn Độ, mất điện vào mùa hè năm 2012 có liên quan đến việc sử dụng quá nhiều năng lượng điện để bơm nước ngầm sử dụng cho hạn hán của các nông dân Ấn Độ.

Tại những vùng chịu nhiều áp lực về nguồn nước như Singapore, Libya và Yemen, các cơ sở hạ tầng nước đòi hỏi sử dụng một lượng lớn năng lượng. Mối liên kết giữa nước và năng lượng đồng hành với nhau, phát triển năng lượng đồng hành với phát triển nguồn năng lượng sử dụng nguồn nước. Ví dụ như than đá, nguồn nhiên liệu quan trọng của thế giới, cũng đòi hỏi một lượng nước rất lớn trong quá trình khai thác mỏ và chế biến. Nước được sử dụng cho việc làm lạnh các hoạt động sản xuất năng lượng từ than đá, khí gas, hạt nhân nguyên tử hay biogas. Thủy điên- đương nhiên là có liên quan đến nước và cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hạn hán. Do vậy, quy trình nước- năng lượng thực sự là hợp phần quan trọng, sử dụng hợp lý nguồn nước giúp sản xuất năng lượng hiệu quả và giảm sử dụng năng lượng cũng là tiết kiệm nước.

Biến đổi khí hậu làm tồi tệ hơn tình trạng ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh

Theo tính toán, cứ trong 10 người trên thế giới, có 1 người chưa được tiếp cận với hệ thống cấp nước có chất lượng cao (tương đương khoảng 663 triệu người). Bất kì một thay đổi nào về khí hậu đều có thể gây ra những tác động đến việc cấp nước ở nơi nào đó trên thế giới. Ví dụ: hiện tượng Tảo nở hoa, bệnh dịch hạch ở vùng Hồ Lớn của Hoa Kỳ và Canada cũng giống như ở Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ trở nên thường xuyên hơn do nhiệt độ nước hồ tăng lên, tăng sản sinh ra các chất dinh dưỡng và hóa chất trong nước (gây ra hiện tượng tảo nở hoa); Hạn hán sẽ làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong sông và nước ngầm. Lũ lụt làm ngập các cơ sở điều trị và gây tràn nước thải độc hại; Các bệnh như sốt xuất huyết phát triển mạnh trong điều kiện ẩm ướt ấm sẽ lan nhanh hơn và mở rộng vượt ra ngoài vùng nhiệt đới. Do vậy, chiến lược thích ứng có tính toán đến việc kết hợp các chiến lược nước, vệ sinh và sức khỏe sẽ cứu sống và củng cố nền kinh tế.

Đã đến lúc cần đặt mối quân tâm đến nước nhiều hơn khí hậu

Một cuộc thăm dò năm 2015 của Trung tâm nghiên cứu Pew Research cho thấy, 45% người Mỹ nghĩ rằng sự thay đổi khí hậu là một “vấn đề rất nghiêm trọng”, trong khi một cuộc khảo sát quốc tế (GlobeScan/Circle) của tổ chức Blue trong năm 2009 cho thấy 87% những người được hỏi ở Mỹ lo ngại về tình trạng thiếu nước ngọt. Tỷ lệ phần trăm này cao hơn khi khảo sát trên toàn thế giới. Do vậy, khả năng đối phó với các vấn đề về nước của các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước có cơ sở hạ tầng nước thấp kém có vai trò quan trọng trong quá trình đối phó với khí hậu nóng lên toàn cầu.

Theo đó, nỗ lực nhiều hơn cần được tập trung làm rõ hơn những mối liên kết chặt chẽ giữa nước và khí hậu. 75% các quốc gia tham gia vào cuộc thảo luận Paris về Khí hậu tháng 12/2015 đã kí kết và thông qua các biện pháp về nước và hơn 300 tổ chức phi chính phủ đã ký kết Hiệp ước Paris về cam kết cùng cải tạo nguồn nước và quản lý tài nguyên nước.

Các biện pháp chính trị để đối phó với biến đổi khí hậu, ngày càng được tập trung tăng cường nhiều hơn và được xây dựng xung quanh việc thích ứng với nước.

Theo DWRM.GOV.VN

Tags: ,