12 tiêu chí so sánh người giàu chân chính với kẻ trọc phú

Hạnh phúc của người giàu chân chính là niềm vui cống hiến và được chia sẻ với nhân quần. Hạnh phúc của kẻ trọc phú là đắc chí với những cái mình có mà người không có.

12 tiêu chí so sánh người giàu chân chính với kẻ trọc phú

Trích từ ấn phẩm “Bàn về Văn hoá ứng xử của người Việt Nam”, NXB Phụ nữ

Người giàu chân chính

Trọc phú

Uy tín: Sự nỗ lực cho các cam kết Uy tín: Cáo mượn oai hùm.
Đồng tiền: để mua sự thuận tiện và hiệu quả Đồng tiền: Là cái có thể mua được tất cả.
Đầu tư: Đốt cháy mình trong những cơ hội đi đến tương lai Đầu tư: Chơi một canh bạc lôi vào đó đầy sự rủi ro của nhiều người khác
Tự hào: Tìm được vị thế xứng đáng trong sự phát triển chung. Tự hào: Dựa trên những điều hư danh, phù phiếm và hãnh tiến.
Mục tiêu: Là tầm nhìn ở đó có sự thừa nhận của xã hội nhân văn đối với giá trị họ đã sáng tạo Mục tiêu: Là kiếm được bao nhiêu tiền và đạt được cái gì cho riêng mình.
Hạnh phúc: Niềm vui cống hiến và được chia sẻ với nhân quần. Hạnh phúc: Đắc chí với những cái mình có mà người không có.
Tri thức: Mồ hôi của sự trăn trở, trải nghiệm và đúc kết. Tri thức: Có bao nhiêu mảnh bằng, thuộc bao nhiêu câu văn trích dẫn làm sang.
Sự giàu có: Những giá trị văn hoá họ đã sở hữu để tiếp thu được những điều Tuyệt đối của Thế giới. Sự giàu có: Sở hữu bao nhiêu tài sản có thể quy ra tiền.
Hành động: Đạt được gì cho xã hội chứ không phải là mình đã mất đi cái gì – để lại danh gì với núi sông. Hành động: Sẽ được gì để đáp ứng nhu cầu bản thân mà quyết định họ sẽ làm gì – Cất gì cho mồ mả.
Tín ngưỡng: Vì tin tưởng sâu sắc mình là con Rồng cháu Tiên mà giữ lấy Đạo với Trời Đất. Tín ngưỡng: Làm nhiều điều vô đạo nên lo sợ bị Trời Đất quả báo.
Mơ ước: Mạnh hơn – Cao hơn – Xa hơn để khai phóng. Mơ ước: Thoát được lời nguyền giống má: Sống trên đời ăn miếng dồi chó để được ăn nhiều thứ hơn.
Học tập: Hướng tới Đạo đức – Tư tưởng và ứng dụng. Học tập: Để có thêm công cụ mà kèn cựa lợi quyền.

S.T

Tags: , ,