Uranium nghèo là gì? Được ứng dụng ra sao? Nguy hiểm như thế nào?

Uranium nghèo (Depleted uranium – DU) là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất nhiên liệu dành cho một số loại lò phản ứng hạt nhân và vật liệu dành cho vũ khí hạt nhân.

Uranium nghèo là gì? Được ứng dụng ra sao? Nguy hiểm như thế nào?

Trong quá trình sản xuất các nhiên liệu và vật liệu như vậy, uranium (U) tự nhiên được làm giàu, gia tăng hàm lượng đồng vị U-235 trong đó, cung cấp phản ứng phân hạch hạt nhân.

Hỗn hợp còn lại sau khi loại bỏ uranium đã làm giàu được gọi là uranium nghèo vì nó chứa lượng nhỏ các đồng vị U-235 và U-234.

DU ít phóng xạ hơn 60% so với uranium tự nhiên. Về mặt hóa học, nó hoạt động giống như uranium tự nhiên. Ngoài ra, DU là một kim loại có mật độ đậm đặc rất cao, khiến nó phù hợp trong hàng loạt ứng dụng thương mại như làm linh kiện chấn lưu của tàu và máy bay.

Cũng có thể sử dụng DU dễ dàng để tăng cường độ bền của giáp bọc ngoài các phương tiện quân sự như xe tăng và để sản xuất đạn xuyên giáp.

Điểm ưu việt của Uranium

Ưu điểm của uranium đối với đạn xuyên giáp là khả năng bắt lửa khi va chạm và chọc thủng lớp giáp. Sở dĩ như vậy là bởi tính chất vật lý mạnh, trong đó có độ âm điện, cách biệt giữa các kim loại của lõi từ uranium và áo giáp bảo vệ càng khác nhau thì chúng càng tạo thành hợp chất bền hơn, từ đó tạo ra nhiệt lượng lớn. Những mảnh nhỏ bốc cháy có thể dẫn đến đánh lửa nhiên liệu dự trữ làm nóng thiết bị quân sự và kích nổ đạn dược.

Uranium cũng sở hữu khả năng được gọi là lực cắt mài mòn, khiến các viên đạn có hình dạng đủ sức xuyên giáp.

Ai là tác giả ý tưởng nhồi lõi đạn bằng uranium nghèo?

Việc nhồi đầy vỏ đạn bằng lõi uranium nghèo được phát minh lần đầu tiên ở Đệ tam Quốc xã Đức, người ta quyết định bằng cách đó bù đắp cho việc thiếu hụt vonfram vốn được dùng để sản xuất lõi và vỏ đạn xuyên giáp.

Quân đội Mỹ bắt đầu sản xuất đạn xuyên giáp uranium nghèo vào những năm 1970. Mỹ cũng đã bổ sung uranium nghèo vào áo giáp siêu bền-composite của xe tăng và đạn tấn công A-10 dành cho Không lực, khét tiếng là “sát thủ xe tăng”.

Đạn với lõi uranium nghèo đang có mặt trong hệ trang bị của quân đội nhiều nước: Mỹ, Anh, Nga, Đức, Pháp và Israel.

Theo lời các chuyên gia, hiện nay, đạn xuyên giáp cỡ nòng phụ với lõi uranium nghèo có thể trong thành phần t cơ số đạn của xe tăng M1 Abrams (Mỹ) và Challenger 2 (Anh).

Như thông tin hiện có từ các nguồn mở, quân đội Nga có loại đạn mới nhất 3BM60 “Svinets-2” mà lõi được làm bằng cái gọi là “Material-B” như mật hiệu trong giới quân sự để chỉ hợp kim của uranium nghèo với vonfram.

Loại đạn như vậy có khả năng xuyên thủng lớp giáp 800-830 mm ở khoảng cách 2 km. Để so sánh, hãy nhớ rằng “Svinets-1” phát triển vào cuối năm 1991 dựa trên lõi cacbua vonfram có sức xuyên giáp 700-740 mm ở cùng khoảng cách.

Cụ thể, xe tăng hiện đại hóa T-80BVM của Nga đã được điều chỉnh thích hợp với loại vũ khí như vậy.

Những trường hợp sử dụng bom đạn có uranium nghèo

NATO đã sử dụng những đạn dược như vậy trong cuộc xâm lược Nam Tư năm 1999. Theo dữ liệu của khối liên minh, khi đó đã rải tổng cộng khoảng 10 tấn uranium nghèo trên lãnh thổ đất nước này. Những năm sau đó, các công dân Serbia đã nhiều lần đệ đơn kiện NATO vì tác hại đối với sức khỏe cộng đồng mà theo ý kiến ​​​​của họ là do việc sử dụng DU gây ra.

Ngoài ra, Mỹ đã sử dụng ồ ạt loại đạn này trong hoạt động chiến sự ở Iraq. Theo thông tin của tạp chí Harvard International Review, trong quá trình chiến tranh Vùng Vịnh đã sử dụng tới 300 tấn uranium nghèo còn trong cuộc chiến Iraq năm 2003 đã có thể sử dụng tới 2.000 tấn DU.

Tuy nhiên hiện không có luận chứng khoa học được chấp nhận rộng rãi về tác động của các đầu đạn uranium nghèo đối với hệ sinh thái và sức khỏe con người. Chứng cớ về ảnh hưởng của hợp chất này khá phong phú, nhưng chính quyền các nước phương Tây luôn luôn bác bỏ mọi cáo buộc như vậy.

Về những nguy hiểm tiềm ẩn khi sử dụng loại đạn như vậy cũng là nội dung được nói đến trên trang web của Tổ chức phụ trách công việc với cựu chiến binh Mỹ. Theo dữ liệu của cơ quan này, loại đạn như vậy hàm chứa nguy hiểm cho sức khỏe nếu chất này xâm nhập cơ thể, chẳng hạn như qua các mảnh vỡ hoặc lọt vào đường hô hấp khi người hít phải. Tài liệu cũng nói rằng ở gần những loại đạn như vậy không gây hại cho sức khỏe.

Đồng thời, Tổ chức gợi ý các cựu chiến binh hãy nộp đơn yêu cầu bồi thường thương tật cho những vấn đề sức khỏe có thể gắn với tác hại phơi nhiễm DU.

Chính thức thì đạn uranium nghèo không phải là vũ khí hạt nhân hoặc hóa học, việc sử dụng chúng không bị cấm hoặc không phải theo quy định dưới bất kỳ hình thức nào dưới góc độ các Công ước quốc tế.

Trên trang web của Liên Hợp Quốc lưu ý rằng, theo kết quả nghiên cứu có phần tham gia của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), do việc sử dụng các loại đạn tương ứng, mối đe dọa phóng xạ cho cư dân và môi trường tạo ra ô nhiễm cục bộ trên địa bàn với các hạt uranium nghèo nhỏ bé chỉ là không đáng kể.

Tuy nhiên, trong trường hợp phát hiện các mảnh vỡ hoặc toàn bộ đạn chứa uranium nghèo, những ai tiếp xúc trực tiếp với mảnh vỡ hoặc bom, đạn như vậy sẽ có nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ.

Theo SPUTNIK 

Tags: