Trở thành một bang của Mỹ: Ước mơ cháy bỏng của một bộ phận người Philippines

Có lẽ chưa có dân một cựu thuộc địa nào của Mỹ lại “tận tâm” với mẫu quốc như Philippines.

Trở thành một bang của Mỹ: Ước mơ cháy bỏng của một bộ phận người Philippines

Ngay từ khi Mỹ đánh bại Tây Ban Nha và “mua” lại các thuộc địa của nước này với cái giá rẻ mạt 20 triệu USD năm 1898, đã có các nỗ lực của một số người thuộc tầng lớp Ilustrados (thượng lưu) của Philippines xin sáp nhập hẳn vào Mỹ, nhưng không thành công. Philippines chỉ là thuộc địa (đến năm 1946) chứ vẫn không phải một bang của Mỹ.

Bất chấp điều đó, các nỗ lực vận động cả ở Philippines và Mỹ để sáp nhập vẫn tồn tại đến ngày nay. Điểm qua một số diễn biến chính:

– Ngày 19/9/1971, cựu nghị sĩ Rufino Antonio phát động phong trào để Philippines trở thành một tiểu bang Mỹ, ông ta tuyên bố đã có 1.250.000 người ủng hộ. mục tiêu đề ra là đạt 10 triệu chữ ký vào năm 1973 để tiến hành trưng cầu dân ý sáp nhập. Đề xuất sáp nhập vào Mỹ được cho là sẽ giúp Philippines thoát khỏi những vấn đề như hối lộ và tham nhũng.

– Ngày 8/5/1972 – Nghị sĩ Joaquin Roces chuyển cho quốc hội một dự thảo luật sáp nhập, mà hầu hết các nhà lập pháp coi nó là một trò đùa.

– Ngày 14/5/1972 – “Phong trào tiểu bang Philippines” được đăng ký như là một đảng chính trị chính thức.

– Năm 1981, trong cuộc bầu cử toàn quốc, ứng viên Tổng thống Bartolome Cabangbang (cương lĩnh tranh cử là sáp nhập vào Mỹ) nhận 3,6% tổng số phiếu, tương đương 749.845 cử tri ủng hộ.

– Ngày 30/8/1986 – “Hội nghị trở thành tiểu bang quốc tế” đầu tiên được tổ chức tại bang Arizona, Mỹ, nơi các đại biểu Philippines và Puerto Rico thảo luận việc thúc đẩy quá trình trở thành bang thứ 51 và thứ 52.

– Ngày 30/1/1988 – “Phong trào tiểu bang Philippines” chính thức gửi kiến nghị lên Quốc hội Mỹ đề nghị tuyên bố Philippines là tiểu bang thứ 51. Bị từ chối.

– Ngày 18/10/2003 – Thành viên của United Supporters of America (Mỹ), một nhóm ủng hộ sáp nhập, tuần hành tới Đại sứ quán Mỹ tại Manila nhận dịp tổng thống Mỹ George W Bush đang có chuyến thăm nhà nước. Nhóm này bị chặn lại bởi cảnh sát.

– Tháng 3/2004 – Đảng TOP, tổ chức ủng hộ Philippines trở thành tiểu bang của Mỹ, được thành lập.

– Ngày 27/11/2009 – ứng viên Pamatong tiếp tục công bố cương lĩnh tranh cử tổng thống là sẽ vận động để sáp nhập vào Mỹ. Ông này hồi năm 2003 cũng ra tranh cử nghị sĩ với khẩu hiệu tương tự. Cả 2 lần, Pamatong đều thất bại.

– Ngày 25/11/2013, tổ chức “Philippines trở thành tiểu bang Mỹ” công bố một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi những người ủng hộ chủ trương của mình. Thời gian tham gia bản kiến nghị này kéo dài đến đến ngày 1/12/2016.

Chiến tranh Philippine – Mỹ

Trong lịch sử, mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Philippines tìm kiếm độc lập từ Tây Ban Nha, chỉ để tìm thấy chính mình dưới chủ quyền của Mỹ sau Chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ, dẫn đến cuộc chiến tranh Philippine – Mỹ từ 1899-1902 (khá ít được biết đến bởi hầu hết người Mỹ). Và một phần hệ quả của sự kiện này là dẫn đến nền độc lập cho đảo quốc vào năm 1946.

Chiến tranh với Mỹ là sự tiếp nối của cuộc đấu tranh giành độc lập của Philippines, bắt đầu từ năm 1896 với cuộc Cách mạng Philippines. Cuộc xung đột nảy sinh khi Đệ nhất Cộng hòa Philippines phản đối các điều khoản của Hiệp ước Paris, trong đó Mỹ lấy Philippines từ Tây Ban Nha, chấm dứt chiến tranh Tây Ban Nha – Mỹ

Cuộc chiến nổ ra giữa các lực lượng của Mỹ và của Cộng hòa Philippines vào ngày 4/2/1899, trong trận chiến thứ hai được gọi là Trận đánh Manila. Vào ngày 2 /6/1899, Đệ nhất Cộng hòa Philippines chính thức tuyên chiến với Mỹ. Cuộc chiến chính thức kết thúc vào ngày 2/7/1902 với một chiến thắng cho Mỹ.

Tuy nhiên, một số nhóm người Philippines do các cựu chiến binh của Katipunan dẫn đầu đã tiếp tục chiến đấu với lực lượng Mỹ trong nhiều năm. Trong số những người lãnh đạo này có tướng Macario Sakay, một thành viên cựu chiến binh Katipunan, người nắm giữ chức vụ tổng thống của “cộng hòa Tagalog” được thành lập năm 1902 sau khi bắt giữ Tổng thống Emilio Aguinaldo. Các nhóm khác tiếp tục chiến đấu ở các vùng hẻo lánh và hòn đảo, bao gồm người Moro và người Pulahanes, cho tới khi bị đánh bại tại Trận Bud Bud Bagsak vào ngày 15/6/1913.

Chiến tranh đã làm khoảng 200.000 đến 250.000 người thiệt mạng và sự chiếm đóng của Mỹ thay đổi cảnh quan văn hoá Philippines, với việc đưa tiếng Anh vào làm ngôn ngữ chính của chính phủ, hệ thống giáo dục cũng như trong đời sống, dẫn đến sự phản đối trong cộng đồng dân chúng.

.

Theo DIỄN ĐÀN LỊCH SỬ & MY BANK NOTES

Tags: