Tác động tích cực và tiêu cực của ngành du lịch tới môi trường

Hoạt động du lịch luôn luôn gắn liền với việc khai thác các tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi sông biển….các giá trị văn hoá, nhân văn.

Tác động tích cực và tiêu cực của ngành du lịch tới môi trường

Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch tạo nên những môi trường nhân tạo như công viên vui chơi giải trí, nhà bảo tàng, làng văn hoá…trên cơ sở của một hay tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích. Chính vì thế ngành du lịch có những tác động khác nhau tới môi trường. Các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động du lịch nói riêng đều có tác động đến tài nguyên và môi trường. Những hoạt động này có thể là tích cực , song cũng có thể là tiêu cực đến tài nguyên và môi trường, nhất là trong các trường hợp không có tổ  chức , quy hoạch hợp lý , sử dụng và bảo vệ cũng như khôi phục tài nguyên và môi trường xác đáng.

Tác động tích cực:

a) Tác động đến môi trường du lịch tự nhiên

– Hoạt động du lịch tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu các nguồn tài nguyên và môi trường du lịch góp phần tích cực vào việc bảo tồn các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên, các khu rừng văn hóa – lịch sử – môi trường, tu bổ, bảo vệ hệ thống đền đài lịch sử, kiến trúc mỹ thuật. Ở Việt Nam hiện nay đã xác định và đưa vào bảo vệ cấp độ quốc gia 105 khu rừng đặc dụng ( trong đó có 16 vườn quốc gia, 55 khu bảo tồn tự nhiên và 34 khu rừng – văn hóa – lịch sử – môi trường. Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

– Bổ sung vẻ đẹp cảnh quan cho khu vực phát triển du lịch nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo.

Du lịch góp phần tích cực tu sửa phát triển cảnh quan đô thị, cảnh quan tại các điểm du lịch như tu sửa nhà cửa thành những cơ sở du lịch mới, cải thiện môi trường cho cả du khách và cư dân địa phương bằng cách gia tăng phương tiện vệ sinh công cộng, đường sá thông tin, năng lượng, nhà cửa xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được cung cấp. Hạn chế các lan truyền ô nhiễm cục bộ trong khu dân cư nếu như các giải pháp hạ tầng, kỹ thuật đồng bộ được áp dụng . Đối với các làng chài ven biển trong khu vực được xác định phát triển thành các khu du lịch biển. Tăng hiệu quả sử dụng đất nhờ sử dụng quỹ đất còn trống chưa được sử dụng hiệu quả. Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh kinh tế tại các khu vực phát triển du lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được sử dụng. Du lịch phát triển đưa đến sự kiểm soát ở các điểm du lịch nhằm bảo vệ môi trường.

b) Tác động đến môi trường du lịch nhân văn

– Tác động đến chính trị: Thông qua hoạt động du lịch, du khách có được sự giao lưu, hiểu biết lẫn nhau làm gia tăng sự đoàn kết quốc tế, hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc. Du lịch cũng chấp nhận các hình thức giao lưu văn hóa khác nhau, kể cả trao đổi quan điểm và luyện tập các ngôn ngữ khác nhau.

Du lịch có tác động thúc đẩy, xây dựng văn minh tinh thần. Thông qua khai thác hoạt động du lịch bằng nhiều hình thức, du khách được mở rộng tầm mắt, thêm phần lịch thiệp, tăng cường hiểu biết, thoải mái tinh thần, tôi luyện tình cảm. Vì vậy, hoạt động du lịch góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần và tu dưỡng đạo đức cho con người.

Du lịch có ý nghĩa nhân sinh và xã hội rất tích cực, thúc đẩy du lịch là yếu tố cơ bản của phồn vinh xã hội. Đồng thời, thông qua hoạt động du lịch còn có thể làm tăng sự hiểu biết của du khách đối với cảnh quan thiên nhiên, đất nước, con người, lịch sử văn hóa xã hội của quốc gia, nhờ vậy tinh thần yêu tổ quốc, yêu quê hương được tăng lên và có tình thần trách nhiệm xây dựng đất nước giàu mạnh, lòng tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ môi trường. Du lịch làm tăng nhận thức của địa phương về giá trị kinh tế của các khu vực tự nhiên và văn hóa, qua đó có thể khơi dậy niềm tự hào đối với những di sản của quốc gia và địa phương cũng như quan tâm đến việc giữ gìn chúng.

Phát triển du lịch có lợi cho việc bảo vệ và phát triển văn hóa dân gian. Ngoài việc cung cấp các hoạt động tham quan di tích văn vật du ngoạn phong cảnh thiên nhiên, du lịch còn có tác dụng bảo vệ văn hóa, làm đẹp môi trường và thúc đẩy sự phát triển của văn hóa dân tộc

– Phát triển, giao lưu văn hóa: Khách biết thêm về văn hóa của nước chủ nhà, biết âm nhạc, nghệ thuật, các món ăn truyền thống và ngôn ngữ của nước đó.
Tạo hình ảnh mới, người nước ngoài được biết thêm về cộng đồng người dân nước họ du lịch.

Du lịch có thể đẩy mạnh việc bảo tồn và giao lưu các truyền thống văn hóa lịch sử, góp phần bảo tồn và quản lí bền vững các tài nguyên, bảo vệ các di sản ở địa phương, phục hưng các nền văn hóa bản xứ, các nghề thủ công mĩ nghệ. Du lịch còn tạo ra khả năng hỗ trợ đắc lực cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, khảo cổ đang có nguy cơ bị tàn lụi, đặc biệt là các di tích ở những nước nghèo không có đủ tiềm lực để trùng tu hay bảo vệ. Đóng góp kinh phí trực tiếp hay gián tiếp cho việc phát triển các bảo tàng, các hoạt động văn hóa truyền thống, kể cả văn hóa ẩm thực.

Du lịch tạo ra việc làm ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định xã hội như: Không để cho các cộng đồng tan rã, giảm bớt việc thanh niên đi nơi khác tiềm việc làm, tăng thu nhập của dân địa phương qua việc cung cấp những sản phẩm mỹ nghệ công nghiệp cho khách du lịch.Ngoài ra, du lịch nâng cao trình độ nghiệp vụ của người dân. Phát triển du lịch có thể phát triển một số nghề mới liên quan đến dịch vụ du lịch.



c) Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội

Du lịch góp phần tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm từ 40% đến 60% tỷ trọng nền kinh tế quốc dân. Công nghệ du lịch của thế giới chiếm khoảng 6% thu nhập của thế giới. Trên toàn cầu ngành du lịch chiếm khoảng 45,8 % tổng thu nhập của tất cả các ngành dịch vụ trong giai đoạn 1990-2002, ở Việt Nam tỷ trọng của du lịch trong GDP 1994 chiếm 3,5% và 1995 chiếm 4,9% trong tổng thu nhập. Năm 2002, du lịch chiếm khoảng 8,8% GDP của thế giới và WTO đã dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên đến 12,5%.

Đóng góp vào thu nhập của chính phủ Du lịch quốc tế tạo ra nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho ngành du lịch thế giới, năm 2000 đạt 476 tỷ USD. Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngoại thương. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi lớn về nhiều mặt. Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng những hàng hóa đó đem xuất khẩu theo đường ngoại thương.

Du lịch là phương tiện tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho nước chủ nhà. Sự phát triển du lịch quốc tế còn có những ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế theo các hướng như là kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước tổ chức, các hãng du lịch, tham gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch.

Du lịch tạo cơ hội giải pháp việc làm.Với sự phát triển nhanh chóng và do đặc thù là dịch vụ nên ngành du lịch có hệ số sử dụng lao động rất cao. Theo WTO, lao động trong ngành du lịch chiếm khoảng 7% lực lượng lao động trên thế giới.

Du lịch thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ, tăng cường vị trí và khả năng phát triển du lịch dựa trên cơ sở phối hợp với các ngành có liên quan. Nhiều doanh nghiệp có qui mô và gia đình làm chủ như dịch vụ taxi, cửa hàng bán đồ lưu niệm hay một nhà hàng nhỏ. Ngày càng có nhiều du khách muốn tìm hiểu văn hóa đích thực của vùng du lịch. Nếu chúng ta có thể kích thích họ mua hàng lưu niệm sản xuất tại địa phương và ở khách sạn được trang bị bằng nhiều vật liệu của địa phương thì du lịch là chiếc cầu nối và đóng góp đáng kể vào nền kinh tế. Khi du lịch phát triển, sự tiêu dùng của du khách sẽ làm cho sự phân phối tiền tệ và cơ hội tìm việc làm đồng đều hơn. Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo nên thu nhập của các doanh nghiệp du lịch.

Du lịch làm thay đổi cấu trúc kinh tế của vùng. Giá trị đất gia tăng do thay đổi mục đích sử dụng đất.

Thay đổi cơ cấu và trình độ lao động, góp phần cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, sự gia tăng xuất khẩu du lịch sẽ đồng thời làm tăng tổng sản phẩm quốc dân của đất nước.

Kích thích đầu tư ngành du lịch được tạo nên bởi rất nhiều doanh nghiệp nhỏ của các loại dịch vụ khác nhau. Vì thế, sự đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng và đôi khi cả kiến trúc thượng tầng ( nghệ thuật, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân và các doanh nghiệp nhỏ. Sự đầu tư xuất phát từ du lịch sẽ kéo theo sự bùng nổ đầu tư ở các ngành sản xuất và dịch vụ khác như xây dựng, giao thông vận tải, tiểu thủ công nghiệp. Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông, thu gom rác thải để cải thiện hất lượng cuộc sống cho cư dân cũng như du khách.

Phát triển du lịch có lợi cho việc cải thiện môi trường đầu tư, xúc tiến, mở cửa với bên ngoài.

Phát triển du lịch có lợi cho việc giao lưu và phát triển khoa học kĩ thuật. du lịch là hình thức quan trọng của việc truyền bá kĩ thuật và giao lưu nghiên cứu khoa học.

Cải thiện y tế: Dịch vụ y tế và các tiêu chuẩn vệ sinh được nâng cao. Xử lí rác và nước thải được cải thiện, dịch vụ môi trường được nâng cấp. Cải thiện về mặt xã hội: Cải thiện các dịch vụ và công trình công cộng, từ đó nảy sinh thêm nhiều hoạt động bổ ích. Giáo dục và bảo tồn thiên nhiên: Giáo dục và kiến thức được nâng lên. Cơ hội đào tạo được mở rộng, khuyến khích việc quản lí và bảo vệ các di sản và môi trường thiên nhiên.



Tác động tiêu cực

a) Đến môi trường tự nhiên

• Tài nguyên nước xây dựng, đất đá và các chất nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn để xây bến cảng, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều, nước bị đục, quá trình trầm lắng tăng. Sinh vật đáy bị huỷ diệt,chất bẩn do nạo vét tạo nên. Biển và đất bị nhiễm độc bởi chất thải. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể gây ra xói mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước mặt. Việc vứt rác và đổ nước thải bừa bãi vào các nguồn nước cũng như thải ra một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng.

• Tác động lâu dài do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch
Đất bờ bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm hàm lượng bùn và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi, độ nhiễm độc tăng. Ô nhiễm nguồn nước xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như do các chất thải chưa được xử lí thải vào nguồn nước, do việc thải dầu, mỡ, các chất hyđrocacbon của các phương tiện giao thông thuỷ ( tàu, thuyền du lịch, ca nô…) Hoạt động du khách cũng là nguyên nhân gây ra ô nhiễm nguồn nước như: vứt rác bừa bãi ( khi qua phà…) nguồn cấp nước bị nhiễm bẩn, nhiều sinh vật gây bệnh hại cho sức khoẻ,đổ các chất lỏng ( chất hyđrocacbon khi bơi thuyền, đi xe máy…), xăng dầu rơi vãi tạo các vết dầu loang dẫn đến nhiễm độc nặng, chất lượng nước kém đi. Việc thay đổi mục đích sử dụng đất dẫn đến mất cân bằng sinh thái, thay đổi cảnh quan, đẩy nhanh quá trình xói mòn. Các hoạt động khác: giao thông tấp nập, có quá nhiều du khách làm chất lượng không khí kém đi, các giá trị du lịch bị xuống cấp.

• Tài nguyên không khí

Tuy được coi là ngành “công nghiệp không khói”, nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và bê tông. Bụi và các chất gây ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do các hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi bặm và ô nhiễm môi trường. trạng thái ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện cơ giới như thuyền, phà gắn máy, xe máy…cũng như hoạt động của du khách tại các điểm du lịch tạo nên những hậu quả trước mắt cũng như lâu dài

• Tài nguyên đất

Du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng, khách sạn và công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn những diện tích đất trước đây là những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi. Hoạt động phát triển các khu du lịch thường dẫn đến việc giảm quỹ đất canh tác nông nghiệp.

• Tài nguyên sinh vật

Ô nhiễm môi trường sống cùng với việc mất đi những cảnh quan thiên nhiên, những khu đất chăn nuôi là những nhân tố làm cho một số loài thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú.

Một số hoạt động thái quá của du khách như chặt cây bẻ cành, săn bắn chim thú tại những khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng lẫn chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch.

Các yếu tố ô nhiễm như là rác và nước thải không được xử lí đúng mức sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái ở dưới nước.

Hoạt động của du khách có tác động lớn đến hệ sinh thái…các hoạt động du lịch dưới nước như thu nhặt sò, ốc, khai thác san hô làm đồ lưu niệm và thả neo tại những bãi đá san hô đều làm gia tăng việc huỷ hoại bãi san hô, nơi sinh sống của các loài động vật ở dưới nước. việc săn bắt chuyên nghiệp cũng góp phần làm giảm đi nhiều loài sinh vật đang bị đe doạ diệt vong.

Việc khai thác và sử dụng đất ngày càng tăng đang ảnh hưởng đến môi trường sống của hệ động thực vật. Nhu cầu của du khách về hải sản được coi là nguyên nhân chính tác động mạnh đến môi trường của tôm hùm và các hải sản có giá trị khác. Đối với các hệ sinh thái nước ngọt (sông, hồ) việc đánh bắt cá để đáp ứng nhu cầu của khách cũng là mối đe doạ các động vật có giá trị, đặc biệt là cá sấu.

Các hoạt động thể thao, đánh bắt cá của du khách ở khu vực ven biển đã có tác động xấu đến việc bảo tồn các loài sinh vật quí đang cần bảo vệ. Các khu rừng cấm và rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách. Những hoạt động như sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi, chặt cây bừa bãi… làm mất dần nhiều loài động thực vật. Ở các khu bảo tồn thú hoang dã, hoạt động của các đoàn xe và khách du lịch cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường sống làm cho sự yếu tính bị mất đi và các sinh vật trở nên sợ sệt, thậm chí nhiều con thú bị chết vì tai nạn do con người gây ra.



b) Môi trường du lịch nhân văn

– Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến các khía cạnh văn hoá – xã hội khó có thể định lượng được vì phần lớn đó là: Những tác động của du lịch đến văn hoá xã hội được thể hiện trong việc góp phần thay đổi các hệ thống giá trị, tư cách cá nhân, quan hệ gia đình, lối sống tập thể, hành vi đạo đức, những lễ nghi truyền thống và tổ chức của cộng đồng. phần lớn đó là những tác động gián tiếp.

– Hoạt động du lịch gây ra nhiều thay đổi về đạo đức xã hội và mức độ tội phạm. Ở Việt Nam, các tệ nạn cướp giật, ăn xin ở các trung tâm, điểm du lịch thường cao hơn so với những nơi khác, các hoạt động mại dâm có xu hướng gia tăng.

– Nền văn hoá truyền thống của nước chủ nhà có thể bị huỷ hoại hoặc giảm giá trị.
Văn hoá xuống cấp cả về qui mô lẫn tốc độ. Làm tổn hại đến các hệ thống văn hóa, gây ra những thay đổi về tập quán tình dục. Tăng cường xung đột giữa cái mới và cái cũ bảo thủ. Xã hội trở nên phức tạp hơn.

c) Môi trường kinh tế xã hội

– Về kinh tế:

+ Việc phát triển du lịch phía quản lý hoặc lượng khách du lịch qua đông sẽ gây nên tình trạng mất cân đối giữa cung – cầu. Điều dó ảnh hưởng tới giá cả.

+ Việc tiêu tiền của du khách có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát tăng cao

– Về xã hội:

+ Làm thay đổi khuynh hướng tiêu dùng: Thay đổi cách tiêu dùng, hưởng thụ, cờ bạc, mại dâm, ma tuý, trộm cướp và tội phạm phổ biến. Thương mại hoá hoạt động văn hoá truyền thống và xã hội. Tăng thêm xung đột xã hội, tăng mâu thuẫn đối kháng giữa các nhóm có lợi ích khác nhau. Cần nhiều cảnh sát hơn, nhiều biện pháp kiểm soát hơn. Việc tập trung du khách ngày càng nhiều tại cùng một thời điểm, địa điểm sẽ làm cho các bãi tắm, nhà nghỉ trở nên quá tải, đường sá tắt nghẽn làm tổn hại đáng kể đến chất lượng cuộc sống.

Theo LUẬN VĂN A-Z

Tags: ,