⠀
Mạng Trung Quốc nói về các vụ tập kích bí ẩn ở đá Gaven, Trường Sa
Từ năm 1990 đến năm 1993, tại bãi đá ngầm Gaven thuộc quần đảo Trường Sa đang đã xảy ra ít nhất 2 vụ tập kích làm tổng cộng 31 lính Trung Quốc thiệt mạng.
Đá Gaven năm 2015.
Gaven là tên gọi để chỉ một cặp rạn san hô (“đá”) thuộc cụm Nam Yết của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, đó là đá Gaven (cùng tên) ở phía Bắc và đá Lạc ở phía Nam. Các đá này nằm cách đảo Nam Yết lần lượt là 8,5 và 7 hải lý (13-15,7 km) về phía tây. Trung Quốc chiếm đóng phi pháp đá Ga Ven từ năm 1988. |
Theo trang mạng Top81.cn & Chnqiang.com, năm 2009
Trong thư ngỏ của một người thân của một binh sĩ hải quân Trung Quốc, bị mất tích (đã 19 năm, đến thời điểm năm 2009), người viết thuật lại trong giấy báo tử do Tổng Cục Chính trị thuộc quân đội Trung Quốc gửi cho gia đình ông vào ngày 10/11/1992 thì:
Vào ngày 07/11/1990, một tổ chốt trên một bãi đá ngầm của hải quân Trung Quốc tại quần đảo Nam Sa thuộc biển Nam Trung Hoa đã bị tấn công bởi quân đội nước ngoài, làm 6 người chết, 5 người mất tích (tổng cộng 11 người thiệt mạng). Và cho đến nay, dù gia đình ông này có đầy đủ giấy tờ quân nhân cũng như giấy báo tử của người thân ông ấy nhưng phía chính quyền vẫn khất lần từ chối chứng nhận em ông ấy là liệt sỹ. Theo luật của Trung Quốc thì một quân nhân bị mất tích khi làm nhiệm vụ tại vùng biên cương thì sau 3 năm mà không tìm được thì được coi là đã hy sinh, trong khi người thân ông này mất tích đã 19 năm.
Bãi đá mà ông này nhắc đến là bãi đá Gaven , tên Trung Quốc : 南熏礁 (đá Khói Nam) , nơi ông nói rằng có 11 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng và mất tích.
Đá Gaven bị Trung Quốc chiếm đóng đầu năm 1988, nằm gần đảo Nam Yết của Việt Nam về phía Tây (cùng thuộc một vòng san hô).
Theo trang mạng Sina.com.cn
Tóm tắt hồi kí của một cựu chiến binh Trung Quốc:
Từ tháng 1 năm 1988, quân đội của chúng ta bắt đầu đóng giữ 7 rạn san hô thuộc quần đảo Nam Sa tại biển Nam Trung Hoa….
Vào ngày 7/11/1990 , hạm đội Nam Hải nhận được báo cáo là các rạn san hô Đá Khói Nam (đá Gaven) đã mất liên lạc vô tuyến điện. Hạm đội Hải Nam cử người đến đá Gaven thì phát hiện thấy tổ chốt có : 6 chết, 1 bị thương , 5 mất tích.
Kiểm tra thấy trong lô cốt có chi chít vết đạn chứng tỏ đã diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt ở đây. Vớt được từ dưới đá san hô là các súng trường tiêu chuẩn đã được trang bị cho tổ chốt của đá Khói Nam.
Sự kiện này đã làm rung động toàn bộ ban lãnh đạo của Hạm đội Nam Hải, nhiều sĩ quan đã bị kỉ luật. Một cuộc điều tra đã được tiến hành rầm rộ.
Tôi phân tích có một số khả năng sau đây :
1. Nhiều khả năng là quân đội Việt Nam đã tấn công để trả thù vụ xung đột tại đá Gạc Ma ngày 14/3/1988. Tuy nhiên kiểm tra kĩ hiện trường thì không thấy để lại bất cứ một vết tích nào để quy kết trách nhiệm về phía Việt Nam. Chúng tôi đã đánh giá vụ đánh úp này là rất thành công. Khả năng quân đội các nước khác như: Đài Loan, Philippines, Malaysia là rất ít vì quan hệ rất thân thiện của Trung Quốc với họ trên vùng biển Nam Trung Hoa.
2. Khả năng nữa là chúng ta đã bị tấn công bởi lực lượng quân đội nước ngoài đang đóng ở các đảo xung quanh. Đá Khói Nam tứ bề là đảo và bãi đá có quân nước ngoài đóng giữ, nên ở vào một địa thế rất nguy hiểm, và có thể bị tấn công chiếm giữ chớp nhoáng bất cứ lúc nào. Về phía Bắc là đảo Ba Bình do Đài Loan đóng giữ . Phía Tây là dải Đá Lớn do Việt Nam đóng giữ. Cách Đá Khói Nam 5 dặm về phía Đông là đảo Nam Yết do Việt Nam đóng giữ với trên 100 binh sĩ được trang bị mạnh. Trong bất kì trường hợp nào, ta hoàn toàn có thể loại trừ khả năng người Trung Quốc tấn công người Trung Quốc.
3. Khả năng cướp biển đột kích vào đá Khói Nam để cướp nước uống, lương thực …
4. Quân đồn trú của Trung Quốc trên đá Khói Nam chủ trương giúp đỡ các ngư dân và tàu bè qua lại khu vực, không phân biệt quốc gia nào. Khi ngư dân hoặc thuyền buôn gặp bão thì họ cho trú nhờ, cho lương thực, nước uống, nên không loại trừ khả năng xảy ra một vụ cướp, hoặc là quân đội nước ngoài trà trộn vào để đánh úp.
5. Cuộc sống trên đảo khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm, binh sĩ trên đảo lại được tin tức không hay về bạn gái, vợ con, gia đình, rồi lũ lụt thiên tai dịch bệnh ở quê nhà v.v… nên dễ dẫn đến những hoảng loạn về tâm lý, gây ra cảnh bắn giết lẫn nhau điên cuồng.
Theo trang mạng Club.china.com
Năm 1993 cũng tại Gaven, toàn bộ 20 binh sĩ Trung Quốc chốt đảo bị giết và mất tích.
Liên lạc với đá Gaven lại bị cắt đứt, khi tàu của Trung Quốc đến kiểm tra thì các xác chết đang trong tình trạng thối rữa: một bị chết vì bị bắn vào đầu, số còn lại chết vị bị đạn bắn, bị dìm xuống nước, cổ tím bầm, mặt méo mó, dấu hiệu cho thấy chết vì bị người khác dìm cho ngạt thở… Trong phòng thông tin liên lạc, lính thông tin Trung Quốc chết gục trên bàn máy.
Dù các xác chết đang thối rữa nhưng mùi trong phòng thì không hôi lắm vì gió rất mạnh thốc vào.
Bài viết đưa ra nhận định: Cuộc tấn công xảy ra vào ban đêm, đếm xác thấy 19 chết, một người mất tích, có khả năng người bị mất tích này đã giết chính đồng đội của mình để cướp thuyền vượt biên.
S.T
Tags: Trung Quốc, Quần đảo Trường Sa