Johann Sebastian Bach – tượng đài bất tử của nền âm nhạc cổ điển

Âm nhạc của Bach được xem là có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật, thường được ví sánh với văn chương của William Shakespeare và thành tựu khoa học của Isaac Newton.

Johann Sebastian Bach – tượng đài bất khuất của nền âm nhạc cổ điển thể giới

Cuộc đời bị nhìn nhận như một nhạc công

Johann Sebastian Bach (21/3/1685 – 28/7/1750) là nhà soạn nhạc, nghệ sĩ organ, vĩ cầm, đại hồ cầm, và đàn harpsichord người Đức thuộc thời kỳ Baroque (1600 – 1750).

Ông chào đời ngày này năm 1685 ở Eisenach, Saxe-Eisenach, trong một gia đình có truyền thống âm nhạc; cha ông, Johann Ambrosius Bach, phụ trách âm nhạc cho thị trấn, tất cả chú bác của ông đều hoạt động âm nhạc chuyên nghiệp.

Cậu bé Bach được bố dạy chơi vĩ cầm, harpsichord, chú Johann Christoph Bach dạy chơi clavichord và giới thiệu về âm nhạc đương đại.

Bach đến học ở Trường St Michael tại Lüneburg nhờ khả năng xướng âm của cậu. Sau khi tốt nghiệp, Bach giữ một vài vị trí chuyên trách âm nhạc trên nước Đức: giám đốc âm nhạc cho Leopold, Hoàng tử Anhalt- Köthen; nhạc trưởng ở nhà thờ St Thomas tại Leipzig; và nhà soạn nhạc cung đình cho August III.

Từ năm 1749, sức khỏe và thị lực của Bach bị suy giảm, đến ngày 28/7/1750, ông từ trần. Các sử gia đương đại tin rằng Bach chết do biến chứng của cơn đột quị và do bệnh phổi.

Sinh thời, dù được trọng vọng khắp Âu châu như là một nghệ sĩ organ tài năng, mãi đến nửa đầu thế kỷ 19 Bach mới được nhìn nhận là nhà soạn nhạc vĩ đại khi người ta bắt đầu quan tâm đến tài năng âm nhạc của ông.

Ngày nay, ông được xem là một trong những nhà soạn nhạc có nhiều ảnh hưởng nhất của thời kỳ Baroque, và là một trong số những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất từ trước đến nay.

Nhờ kỹ năng điêu luyện trong cấu tạo đối âm, hòa âm, và tiết tấu, cũng như khả năng điều tiết nhịp điệu, hình thái, và bố cục âm nhạc nước ngoài, nhất là từ Ý, và Pháp, Bach đã góp phần làm giàu nền âm nhạc Đức.

Nhiều sáng tác của Bach vẫn còn được yêu thích cho đến ngày nay như Brandeburg Concertos, Mass cung Si thứ, The Well-Tempered Calvier, những bản cantata, những bài hợp xướng, những partita, passion, và những bản nhạc dành cho organ.

Âm nhạc của Bach được xem là có chiều sâu trí tuệ, đáp ứng những yêu cầu chuyên môn, và thấm đẫm nét đẹp nghệ thuật.

Âm nhạc của Bach được ví như thành tựu của học của Newton

Sau khi mất, danh tiếng của Johann Sebastian Bach như là một nhà soạn nhạc bị suy giảm; các sáng tác của ông bị xem là lỗi thời khi so sánh với thể loại nhạc cổ điển vừa mới xuất hiện. Lúc ấy, ông chỉ được nhớ đến như là một nhạc công và một thầy dạy nhạc.

Đến cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, tài năng của Bach được công nhận rộng rãi nhờ những sáng tác của ông cho bộ gõ.

Mozart, Beethoven, Chopin, Robert Schumann, và Felix Mendelssohn là những tên tuổi được liệt kê trong danh sách những người ngưỡng mộ Bach; họ bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng đối âm sau khi tiếp xúc với âm nhạc của Bach.

Beethoven miêu tả Bach là “Urvater der Harmonie”, “cha đẻ của hòa âm”. Thanh danh của Bach lan tỏa rộng một phần nhờ quyển tiểu sử Bach của Johann Nikolaus Forkel phát hành năm 1802.

Felix Mendelssohn cũng đóng góp đáng kể cho nỗ lực phục hưng danh tiếng của Bach bằng cuộc trình diễn St Matthew Passion của Bach trong năm 1829 tại Berlin.

Năm 1850, Bach Gesellschaft (Hội Bach) được thành lập để quảng bá các tác phẩm của ông; năm 1899 Hội đã phát hành một ấn bản toàn tập các sáng tác của nhà soạn nhạc với rất ít sửa đổi về biên tập.

Tiến trình nhìn nhận giá trị âm nhạc cũng như ảnh hưởng giáo dục một số tác phẩm của Bach tiếp diễn trong suốt thế kỷ 20, đáng kể nhất là nỗ lực của Pablo Casals quảng bá Cello Suites (tuyển tập sáu bài viết cho đàn cello) của Bach.

Một đóng góp khác là phong trào “authentic” trình bày âm nhạc theo sát với chủ đích của nhà soạn nhạc, thí dụ như trình bày những bài viết cho bộ gõ với đàn harpsichord thay vì đàn piano lớn và sử dụng ca đoàn nhỏ hoặc giọng đơn ca thay vì những ca đoàn lớn và hùng hậu như thường thấy ở thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Âm nhạc của Bach thường được ví sánh với văn chương của William Shakespeare và thành tựu khoa học của Isaac Newton.

Trong thế kỷ 20 ở nước Đức, người ta đặt tên đường và dựng tượng để tôn vinh Johann Sebastian Bach.

Theo ĐỜI SỐNG & PHÁP LÝ

Tags: , ,