Cuộc ‘khai sáng’ của Mỹ và phương Tây: Cánh cổng đến địa ngục cho Libya

Công cuộc “khai sáng” của Mỹ – phương Tây ở Libya đã thất bại thảm hại và với người dân Libya thì giá trị Mỹ đã trở thành “rác thải” trong một xã hội Libya đầy hỗn loạn.

Cuộc ‘khai sáng’ của Mỹ và phương Tây: Cánh cổng đến địa ngục cho Libya

Sau khi hoàn tất việc loại bỏ chương trình vũ khí bí mật của Libya, Mỹ – phương Tây đã không giữ lời hứa với Đại tá Gaddafi, bởi bảo bối của nhà độc tài đã bị tước bỏ. Washington và các đồng minh đã chuẩn bị thực hiện công cuộc “khai sáng” cho Libya.

Công cuộc “khai sáng” cho Libya của Mỹ – phương Tây được giới quan sát nhận diện là sẽ diễn ra theo hai bước, gồm “xoá độc tài” và “gieo dân chủ”, giống như công cuộc “khai sáng” mà Mỹ thực hiện tại Iraq từ năm 2003.

Khi cuộc khủng hoảng quyền lực giữa Gaddafi với các bộ lạc biến thành cuộc nội chiến đã tạo cơ hội cho Washington và đồng minh thực hiện “xoá độc tài”, loại bỏ “Lãnh chúa Châu Phi”, từng thách thức Mỹ trong cả thế giới lưỡng cực và đơn cực.

Trước sự sức mạnh của “nội công, ngoại kích”, chế độ Gaddafi nhanh chóng sụp đổ và chính thức khép lại triều đại bằng cái chết của Gaddafi vào một buổi chiều buồn, cuối tháng 10/2011 tại thị trấn Sirte. Bước xoá độc tài hoàn tất.

Khi Gaddafi bị lật đổ, đã có cảnh hân hoan tại Libya. Song niềm vui chỉ diễn ra chưa đầy một tháng, khi hào khí chiến thắng qua đi, cuộc sống thiếu thốn ập đến mà không biết dựa vào đâu, chờ đợi ai, người dân Libya giật mình nghĩ về quá khứ, theo BBC.

Ông Eliyas Yahya, một lãnh tụ Hồi giáo – từng chống lại chính quyền Gaddafi – đã tự vấn: “Vì điểm gì mà giết Gaddafi? Người ta giết một người để giải quyết vấn đề, song bây giờ vấn đề tồi tệ hơn. Tại sao giết Gaddafi?”. Xoá độc tài đã là việc làm sai lầm!

Song nếu như “xoá độc tài” đã là sai lầm thì “gieo dân chủ” còn sai lầm nghiêm trọng hơn, và đó là chính nguyên nhân đưa đất nước Libya vào vòng xoáy bất ổn vô định và trở thành đất sống-đất diễn của khủng bố.

Sai lầm của Washington và đồng minh là đã không giúp lực lượng chống Gaddafi xây dựng chủ thuyết chính trị, mục đích là để Libya thời hậu Gaddafi luôn phụ thuộc lợi ích Mỹ, lệ thuộc sức mạnh Mỹ, đảm bảo điều kiện tốt nhất để phổ quát giá trị Mỹ.

Bởi từ khi nổi dậy chống chính quyền Gaddafi đến khi bắt tay vào xây dựng một chế độ mới, các lực lượng chính trị-quân sự ở Libya từng tham gia vào việc “xoá độc tài” của Mỹ và phương Tây, chỉ có điểm chung duy nhất là chống Gaddafi.

Khi Gaddafi không còn thì các lực lượng này bắt đầu mâu thuẫn, xung đột khiến cho đời sống chính trị tại Libya thời hậu Gaddafi không thể định hình, xã hội Libya liên tục bất ổn, đất nước Libya chìm trong nghèo đói và bạo lực.

Thực tế đó khiến Mỹ – phương Tây không thể “gieo dân chủ” ở Libya – giá trị tinh tuý nhất hình thành nên giá trị Mỹ. Điều đó thể hiện rõ khi lực lượng thất cử không chịu trao quyền cho lực lượng thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử năm 2014.

Vậy nhưng Washington và các đồng minh không nhìn lại sai lầm để hiệu chỉnh nước cờ, mà tiếp tục nối tiếp sai lầm khi cố gắng cho ra đời Chính phủ Đoàn kết Quốc gia, gạt bỏ ý nguyện của người dân Libya.

Kết quả là Libya có tới hai chính phủ tồn tại song và vòng xoáy bất ổn của đời sống chính-xã hội tại quốc gia Bắc Phi này trở nên vô định. Người dân Libya thất vọng và bế tắc, khi phải đối mặt với cái nghèo luôn đeo đuổi và cái chết luôn rình rập.

Đất nước Libya giàu có ngày nào trở thành mảnh đất màu mỡ cho khủng bố gieo mầm, khi một số người dân Libya có tư tưởng cực đoan chọn bạo lực làm lẽ sống và súng đạn làm phương tiện sống, trở thành những kẻ khủng bố tàn phá quê hương.

Một số người khác không chịu đựng nổi đã rời bỏ quê hương đì tìm miền đất hứa ở phương trời Tây trong một hành trình gian nan và đầy nguy hiểm, rồi tạo nên cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ nhất tại Châu Âu kể từ sau Thế chiến II.

Công cuộc “khai sáng” của Mỹ – phương Tây ở Libya đã thất bại thảm hại và với người dân Libya thì giá trị Mỹ đã trở thành “rác thải” trong một xã hội Libya đầy hỗn loạn. Rõ ràng, Mỹ và các đồng minh đã có nước cờ tệ hại khi tham gia lật đổ Gaddafi.

Khi thấy “người của Mỹ” và “người thân Mỹ” cùng kết nối và đặt niềm tin vào Nga – thực thể đứng ngoài ván cờ Libya nhưng đã được hưởng quả ngọt ở Libya, Mỹ và các đồng minh tưởng chừng đã tìm ra đồng đạo diễn với họ trong ván cờ Libya.

Khi Hội nghị Quốc tế về Libya được tổ chức tại Palermo vào tháng 11/2018, Nga đã được mời tham dự, sau bao lần vắng mặt. Song ngay lần đầu tiên có mặt trong tiến trình tìm giải pháp toàn diện cho Libya, Nga đã làm Mỹ – phương Tây thất vọng.

Bởi tại Hội nghị Palermo, Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev đã khẳng định Moscow tôn trong lộ trình của Washington và các đồng minh trong vấn đề Libya. Thế là các đạo diễn ván cờ Libya tẽn tò khi Moscow từ chối vai trò đồng đạo diễn với họ.

Thực tế đó khiến Mỹ và phương Tây thêm rối bời với ván cờ Libya. Lúc này, khi “người của Mỹ” đánh “người thân Mỹ”, thì Washington và các đồng minh có muốn đưa ván cờ Libya thành ván cờ tàn cũng không được nữa.

Dòng người di cư rời bỏ Libya lại tăng lên khi cuộc giao tranh giữa “người của Mỹ” với “người thân Mỹ” trở nên ác liệt. Trong khi đó các tác giả ván cờ Libya lại muốn ngăn dòng người vượt biển, nên không cung cấp phương tiện và lực lượng cứu hộ.

Khi LHQ cảnh báo Địa Trung Hải trở thành biển máu của người di cư từ Libya, cho thấy giá trị công cuộc “khai sáng” của Mỹ – phương Tây thực hiện tại Libya chỉ được đo bằng máu và nước mắt của người dân vô tội mà thôi.

Sau khi Muammar Gaddafi bị lật đổ và bị giết tháng 10/2011, Libya đã rơi vào loạn lạc.

Năm 2016, Liên Hiệp Quốc thành lập một chính phủ “quốc gia” ở Tripoli nhưng phe này chỉ được dân quân phía tây ủng hộ.

Khalifa Haftar, lãnh đạo Quân đội Quốc gia Libya tự phong, kiểm soát mạn đông và phần lớn miền nam, kể cả các giếng dầu lớn nhất nước.

Tháng Tư, trong lúc tổng thư ký LHQ vừa đến Libya để dàn xếp, Haftar bất ngờ tấn công Tripoli. Giao tranh đến hôm nay vẫn chưa chấm dứt.

Haftar, 75 tuổi, quay về Libya từ cuộc sống lưu vong ở Mỹ sau khi Gaddafi bị đổ. Ông ta tuyên bố Libya chưa sẵn sàng cho dân chủ, cần lãnh đạo mạnh cai trị – ý là chính ông ta.

Haftar có các đồng minh gồm Saudi Arabia, Ai Cập và UAE, cung cấp súng đạn, tiền bạc. Nga cũng ủng hộ Haftar.

Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar thì gửi vũ khí cho phe đối nghịch ở Tripoli.

Liên Hiệp Quốc chia rẽ. Pháp và Italia ủng hộ hai phe khác nhau do lợi ích dầu mỏ. Công ty Pháp Total có các giếng dầu ở vùng đông, còn công ty Italia Eni hoạt động ở miền Tây.

Ai sẽ thắng, chưa rõ. Nhưng Libya có vẻ vẫn chìm trong tuyệt vọng.

Theo BBC

.

Theo ĐẤT VIỆT ONLINE

Tags: ,