Chùm ảnh: Trong Trại Carroll ở Quảng Trị thời chiến tranh Việt Nam

Nằm ở Tây Nam huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Trại Carroll được quân đội Mỹ trang bị 80 khẩu pháo, trong đó có pháo tự hành M107 175mm, được mệnh danh là “Vua chiến trường” thời chiến tranh Việt Nam.

Chùm ảnh: Bên trong Trại Carroll ở Quảng Trị thời chiến tranh Việt Nam

Lính Mỹ đứng trên một cỗ pháo tự hành ở Trại Carroll, một căn cứ pháo binh nằm ở Tây Nam huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị năm 1970.

Lính Mỹ tiến hành bảo dưỡng khẩu pháo. Căn cứ pháo binh Carroll hoạt động từ năm 1966, là trung tâm của một vòng cung rộng nhằm kiểm soát đường 9 phía Nam Khu phi quân sự Vĩ tuyến 17.

Cận cảnh những quả đạn pháo nằm gần cỗ pháo tự hành. Trại Carroll được trang bị 80 khẩu pháo, trong đó có pháo tự hành M107 175mm, được mệnh danh là “Vua chiến trường”.

M107 là loại pháo bắn xa nhất của quân đội Mỹ thời chiến tranh Việt Nam, với tầm bắn 32,7 km.

Lực lượng chốt giữ ở Trại Carroll là Trung đoàn 3 lính thủy đánh bộ, một lực lượng thiện chiến bậc nhất của quân đội Mỹ.

Trại Carroll từng được phía Mỹ đánh giá là nằm ở một ví trí chiến lược quan trọng, tuy nhiên sau chiến dịch Mậu Thân 1968, vai trò của căn cứ pháp binh Carroll suy giảm vì quân đội Mỹ thay đổi chiến thuật, dựa vào lực lượng cơ động nhiều hơn là các căn cứ cố định, và căn cứ được chuyển giao cho Việt Nam Cộng hòa.

Trong Chiến dịch Xuân – Hè 1972, Trung Ðoàn 56 thuộc Sư Ðoàn 3 BB (Bộ Binh) đóng tại Trại Carroll đã đầu hàng quân Giải phóng ngày 2/4/1972, làm chấn động Quân Lực Việt Nam Cộng hòa.

Ngày nay, phần đất của trại Carroll cũ đã trở thành di tích lịch sử Căn cứ 241 (quân ta gọi căn cứ này là Cao điểm 241). Một đài kỷ niệm đã được dựng lên ở vị trí cổng trại để ghi nhớ về trận đánh lịch sử năm 1972.

S.T

Tags: , ,