⠀
Chùm ảnh: Tròn mắt với vẻ kỳ quái của các loài chim tu căng
Trong thế giới loài chim, họ Tu căng (Ramphastidae) có những loài chim màu sắc lòe loẹt, mỏ to dị thường, đặc hữu của khu vực nhiệt đới châu Mỹ. Cùng điểm qua một số loài chim tu căng tiêu biểu.
Ảnh: eBird.
Tu căng họng trắng (Ramphastos tucanus) dài 53-60 cm, phân bố ở miền Bắc của Nam Mỹ. Giống các loài chim tu căng khác sống cùng khu vực, chúng sinh sản trong các hốc cây, thường tận dụng tổ chim gõ kiến bỏ hoang làm nơi trú ngụ.
Tu căng mỏ xanh (Ramphastos dicolorus) dài 43 cm, phân bố ở miền Đông của Nam Mỹ. Trong chi Ramphastos, chúng là một trong những loài nhỏ nhất, và là loài duy nhất có lông phần bụng màu đỏ tươi lan rộng.
Tu căng lớn (Ramphastos toco) dài 55-65 cm, phân bố ở miền Bắc của nam Mỹ. Loài chim tu căng lớn nhất này ưa sinh cảnh rừng thưa, khác với các loài họ hàng sống trong những cánh rừng rậm rạp.
Tu căng mỏ ống (Ramphastos vitellinus) dài 48 cm, được ghi nhận ở hải đảo Caribbean và phía Bắc của Nam Mỹ. Loài chim này có nhiều nòi với màu lông ngực khác nhau.
Tu căng ngọc lục bảo (Aulacorhynchus prasinus) dài 30-35 cm, phân bố từ Mexico đến Bolivia. Đây là loài có địa bàn cư trú rộng nhất trong một nhóm tu căng xanh nhỏ. Các nòi của chúng có sự khác biệt về màu lông và kích thước mỏ.
Tu căng nhỏ mỏ đốm (Selenidera maculirostris) dài 35 cm, cư trú ở Nam Brazil. Đây là một trong vài loài chim tu căng lưỡng sắc giới tính. Chim mái có các mảng lông màu nâu còn chim trống có màu xám.
Tu căng vàng nghệ (Baillonius bailloni) dài 35-40 cm, phân bố ở Đông Nam Brazil. Loài tu căng này có bộ lông màu vàng xanh dễ nhận biết. Chúng có quan hệ họ hàng gần gũi với các loài chim aracari.
Aracari tai xám (Pteroglossus castanotis) dài 37 cm, cư trú ở Tây Bắc Nam Mỹ. Aracari là tên gọi có nguồn gốc bản địa cho một nhóm chim tu căng sống bầy đàn, có đuôi dài, lông ở phao câu màu đỏ.
Aracari bụng xanh (Pteroglossus torquatus) dài 41 cm, sống trong các khu rừng ẩm từ Nam Mexico đến miền Bắc Nam Mỹ. Đây là loài phân bố xa nhất về phía Bắc trong các loài chim aracari.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Chim