Chùm ảnh: Thế giới muôn màu của các loài chim gõ kiến Việt Nam

Họ Gõ kiến (Picidae) gồm các loài chim đa dạng về màu lông, có tập tính bám dọc thân các cây gỗ để tìm kiếm côn trùng. Cùng điểm qua các loài chim gõ kiến tiêu biểu ở Việt Nam.Chùm ảnh: Thế giới muôn màu của các loài chim gõ kiến Việt Nam

Chim gõ kiến nhỏ bụng hung (Dendrocopos hyperythrus) dài 19-23 cm, là loài định cư hiếm đến tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ, trú đông hiếm tại Tây bắc, Đông Bắc. Chúng sống trong rừng thông, rừng hỗn giao lá rộng thường xanh, thỉnh thoảng ở rừng rụng lá. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến xanh gáy vàng (Picus flavinucha) dài 31-35 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, ba Vì, Cúc Phương, bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng thông bản địa. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến xanh bụng vằn (Picus xanthopygaeus) dài 27-30 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Yok Đôn). Chúng sống ở rừng khô rụng lá, cây tại các khu vực trống trải. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến xanh gáy đen (Picus canus) dài 30-34 cm, là loài định cư không phổ biến đến tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Bắc Trung Bộ). Chúng sống ở các vùng rừng trống trải, phổ biến hơn trong rừng rụng lá và rừng thông tự nhiên. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến nhỏ trán đen (Dendrocopos darjellensis) dài 23-25cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại phía Bắc của Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa pa. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh trên núi cao. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến đen bụng trắng (Dryocopus javensis) dài 37-43 cm, là loài định cư hiếm đến tương đối phổ biến tại tây Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Cát Tiên). Chúng sống trong rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, thỉnh thoảng trong rừng cây lá kim, rừng ngập mặn. Ảnh: eBird.

Chùm ảnh: Thế giới muôn màu của các loài chim gõ kiến Việt Nam

Chim gõ kiến vàng lớn (Chrysocolaptes guttacristatus) dài 29-32 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yang Sin, Cát Tiên, Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, bìa rừng, rừng ngập mặn, rừng trồng lâu năm. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến nâu cổ đỏ (Blythipicus pyrrhotis) dài 26-29 cm, là loài định cư phổ biến trong cả nước. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, thỉnh thoảng trong rừng hỗn giao rụng lá. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến đen họng trắng (Hemicircus canente) dài 15-17 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Cát Tiên, Yok Đôn). Chúng sống ở rừng khô rụng lá, rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng tre nứa. Ảnh: eBird.

Chim gõ kiến lùn mày trắng (Sasia ochracea) dài 8-10 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Vũ Quang, Bạch Mã, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng nguyên sinh, rừng thường xanh, rừng tre nứa. Ảnh: eBird.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,