Chùm ảnh: Những mảnh đời của người Syria sống lưu vong tại Lebanon

Trong hơn 1,5 triệu người tị nạn Syria đang sống tại Lebanon, nhiều người may mắn được cộng đồng ở đây giúp đỡ. Nhưng với một số khác, nơi này chẳng khác gì nhà tù.

Yusra, 35 tuổi, nhìn ra ngoài từ trong ngôi lều ở trại tị nạn Al Fares ở thung lũng Bekaa. Chị rời Syria cùng chồng và đứa con 8 tháng tuổi vào năm 2011. Chị Yusra được nhận hai khoản trợ cấp từ các tổ chức để tự lập nghiệp. “Ước mơ của tôi là có được công việc quản lý ở một công ty lớn. Tôi chỉ đang tìm kiếm một tương lai tốt hơn cho con trai”.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 2

Trong ảnh, người tị nạn Syria làm việc trên cánh đồng ở ngoại ô làng Rawda, thung lũng Bekaa. Trước khi chiến tranh nổ ra, người Syria thường đến Lebanon làm những công việc thời vụ, đặc biệt là việc đồng áng. Bây giờ, nhiều nhân công thời vụ mang quốc tịch Syria sống lưu vong ở Lebanon. Mỗi ngày, họ kiếm được chưa đến 7 USD. Dân địa phương Lebanon cũng làm nông và sự cạnh tranh việc làm là một trong những nguồn gốc khiến căng thẳng gia tăng trong xã hội.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 3

Abdallah, 62 tuổi, là công nhân xây dựng bán thời gian ở làng Kherbet Dawood, bắc Lebanon. Hai con trai của ông đều thiệt mạng trong cuộc chiến Syria. “Ở đây chúng tôi bị chế giễu, bất chấp việc hoàn cảnh của chúng tôi ra sao. Nó giống như nhà tù vậy, nếu bạn ra ngoài, quân đội Lebanon có thể chặn bạn lại để hỏi giấy tờ cư trú. Nhiều lúc chúng tôi đi làm mà không được trả lương. Chúng tôi giống như những kẻ ăn xin ở đây vậy”.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 4

Sayid, 77 tuổi, rời Aleppo, Syria cùng vợ hồi năm 2012, để lại cả gia đình phía sau. Ông hiện làm công việc gác rừng ở thung lũng Bekaa. “Khi mùa đông tới, tôi không được trả lương nhưng tôi không phải mất tiền thuê chỗ ở. Vào mùa hè, tôi được trả tiền để làm các công việc như tưới cây thì tôi phải trả tiền thuê nhà. Vậy nên tôi cố tiết kiệm nhiều tiền nhất có thể trong mùa hè để có thể sống qua những tháng mùa đông. Dù vậy, thỉnh thoảng, tôi vẫn không có đủ tiền để mua bánh mì”.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 5

Rana, 35 tuổi, là mẹ của 7 đứa con. Cách đây 7 năm, chị rời Syria khi nổ súng bắt đầu ở Idlib, cách Aleppo 59 km về phía tây nam. Chị hiện sống tại một nông trại nuôi gà của chủ đất là người Lebanon. “Tôi thấy biết ơn chủ nhà. Tôi thường vay mượn thực phẩm từ của hàng của ông ấy, và ông ấy đợi đến khi tôi nhận được phiếu thực phẩm hàng tháng và có đủ tiền để trả”.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 6

Khalida, 56 tuổi, và con gái chuyển tới Kherbet Dawood, bắc Lebanon sau khi một trong hai con trai bà trúng đạn tại Syria. Người con trai còn lại bị giữ lại và giờ vẫn không có tung tích. Bà lo lắng cho việc học hành của các con gái và cả sức khỏe đang ngày càng giảm sút của bản thân. “Nếu tình hình ở Syria cải thiện, tôi muốn quay về. Tất cả kỉ niệm, người thân của tôi và mộ mẹ tôi đều ở đó. Đối với tôi, không có nơi nào quý giá như quê hương”.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 7

Ahmad, 15 tuổi, làm việc trong garage của người chú ở thị trấn Bar Elias. Cậu bé rửa xe vào mùa hè và đi học vào mùa đông. Tiềm lực kinh tế có hạn cùng với những hạn chế lao động đối với cha mẹ Syria đồng nghĩa với việc con cái phải đi làm và không được giáo dục đầy đủ. Người tị nạn Syria thường không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi làm mà không có giấy phép chuẩn. Điều này đẩy họ vào nguy cơ bị bóc lột, đình chỉ và thậm chí là trục xuất.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 8

Syria và Lebanon là láng giềng với lịch sử quan hệ thương mại xuyên biên giới, do đó, người dân hai nước vẫn chia sẻ những mối liên kết ở mức độ nhất định. Trong ảnh, một cô bé người Syria trên đường tới đám cưới của anh họ ở trại tị nạn Jarrahieh. Vì người tị nạn thường bị hạn chế đi lại, những buổi tụ họp như đám cưới, đám tang trở thành cơ hội để người tị nạn và cộng đồng dân địa phương gặp mặt.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 9

Bà nội trợ người Lebanon, Hyam, 34 tuổi, chăn bò ở Wadi Khaled. Gần với khu vực nổ ra xung đột tại Syria, Wadi Khaled là một trong những vùng đầu tiên của Lebanon tiếp nhận người tị nạn vào năm 2011. “Chúng tôi (những gia đình Lebanon) cho người Syria ở nhờ. Chúng tôi chỉ mong họ có cuộc sống bình yên ở đất nước của họ”. Bất chấp những thách thức và căng thẳng, một số người Lebanon thể hiện tình hữu nghị với những gia đình Syria đang gánh chịu hậu quả chiến tranh bằng cách cho họ ở nhờ, chi trả bảo hiểm y tế và cung cấp đồ ăn cho họ.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 10

Trẻ em Syria và Lebanon chơi bóng cùng nhau lần đầu tiên ở Wadi Khaled. Sân bóng mở cửa cho cả người Lebanon và Syria trở thành không gian đưa họ đến gần nhau. Dù đây không phải là giải pháp cho những áp lực xã hội mà cần sự ra tay của chính phủ, các cơ hội giao lưu mang tính cộng đồng sẽ là bước đầu tiên giúp xây dựng cầu nối giữa người tị nạn và dân địa phương.

Nguoi Syria song luu vong tai Lebanon: Nhung manh doi trai nguoc hinh anh 11

Trên khắp Lebanon, hơn 1,5 triệu người Syria, tương ứng 1/4 dân số, đang sống trong những trại tự phát hoặc với cộng đồng dân địa phương. Bức ảnh chụp hoàng hôn ở Al Fares, một trong những trại tị nạn tự phát ở thung lũng Bekaa.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN / ALJAJEERA

Tags: , , ,