Chùm ảnh: Những gương mặt nổi như cồn trong họ nhà cóc

Trong thế giới lưỡng cư, họ Cóc (Bufonidae) gồm những loài cóc “đích thực”, phần lớn có thân hình cục mịch, da nổi nhiều mụn. Bên cạnh những loài cóc “xấu xí”, cũng có một số loài trông rất cuốn hút.Chùm ảnh: Những gương mặt nổi như cồn trong họ nhà cóc

Cóc xanh châu Âu (Pseudepidalea viridis) dài 9-12 cm, là động vật bản địa ở các sinh cảnh cát ở châu Âu và Tây Á. Loài cóc có màu sắc độc đáo này ra khỏi hang vào mùa xuân để sinh sản trong các ao nước.

Cóc giọng khàn (Sclerophrys capensis) dài 5-12 cm, phổ biến ở miền Nam châu Phi. Chúng có thân hình mập mạp, sinh sản ở các đập nước và ao đầm. Con đực thu hút con cái bằng tiếng kêu khàn như vịt.

Cóc mây Mã Lai (Pedostibes hosii) dài 5-10 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Loài cóc này khác thường ở chỗ chúng sống chủ yếu trên cây, có đệm dính ở ngón chân để trèo cây.

Cóc sống lưng vàng (Epidalea calamita) dài 5-10 cm, phân bố khắp châu Âu. Loài cóc này khác với các họ hàng ở cẳng chân ngắn và kiểu chạy như chuột. Chúng sinh sản từ mùa xuân đến mùa hè.

Cóc Bắc Mỹ (Anaxyrus americanus) dài 5-9 cm, phân bố ở miền Đông của Bắc Mỹ. Loài cóc này có màu sắc khá đa dạng. Chúng sinh sản trong ao đầm, con đực phát ra tiếng gọi dài có âm rung.

Cóc máu (Rhaebo heamatiticus) dài 4-8 cm, sống trong thảm lá rụng ở các khu rừng Trung và Nam Mỹ. Loài cóc đầu rộng này đẻ trứng thành những chuỗi dài trong đầm nước có đá.

Cóc thường châu Âu (Bufo bufo) dài 8-20 cm, phân bố khắp châu Âu và Bắc Phi. Loài này sinh sản vào mùa xuân, con đực có số lượng gấp ba lần con cái nhưng kích thước nhỏ hơn nhiều.

Cóc leo xanh (Incilius coniferus) dài 6-10 cm, là loài lưỡng cư bản địa Trung và Nam Mỹ. Loài cóc ăn đêm này thường leo trèo giữa thảm thực vật để tìm bắt côn trùng.

Cóc hề đổi màu (Atelopus varius) dài 3-6 cm, phân bố ở Panama và Costa Rica. Loài cóc hung hăng này có màu sắc bắt mắt và đa dạng. Chúng sống gần các con suối và hoạt động vào ban ngày.

Cóc hề Guyana (Atelopus barbotini) dài 2,5-4 cm, có nguồn gốc từ Guyana nhưng đã trở thành vật nuôi ở nhiều nơi do màu sắc bắt mắt. Chúng sinh sản quanh năm ở các dòng suối trong rừng.

Ếch vàng Panama (Atelopus zeteki) dài 5-10 cm, được ghi nhận ở Panama. Loài cóc màu sắc rực rỡ này sinh sản trong những đầm, vũng sau trận mưa lớn. Dù là sinh vật cảnh phổ biến, có thể chúng đã tuyệt chủng trong môi trường hoang dã.

Chùm ảnh: Những gương mặt nổi như cồn trong họ nhà cóc

Cóc mía (Rhinella marina) dài 10-24 cm, là một trong những loài cóc lớn nhất thế giới. Có nguồn gốc từ châu Mỹ, chúng được đưa vào các cánh đồng mía ở Australia và đã trở thành mối đe dọa với các loài động vật bản địa.

Cóc châu Á, hay cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus) dài 12-20 cm, phổ biến ở Nam Á và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Sinh sống ở cả môi trường đô thị, chúng thường xuất hiện với số lượng lớn sau những cơn mưa mùa hè.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,