⠀
Chùm ảnh: Loài chim đặc hữu Việt Nam, được đặt tên là ‘Đà Lạt’
Trong quá khứ, chích bụi Đà Lạt từng được coi là một phân loài của chích nâu đỏ và phải đến gần đây mới được công nhận là một loài riêng biệt.
Ảnh: eBird.
Có tên khoa học là Locustella idonea, chích bụi Đà Lạt (Dalat bush warbler) hay chích bụi Tây Nguyên là một loài chim đặc hữu của Việt Nam.
Đây là loài chim định cư, không được ghi nhận phổ biến, phân bố tại khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.
Các cá thể trưởng thành của loài chim này có chiều dài 13-14 cm, có phần thân trên màu nâu, toàn bộ mỏ đen, phần đầu nâu hung sáng màu, hai bên sườn nâu nhạt.
Họng và bụng xám nhạt, có các sọc trắng nhỏ hai bên tai và các chấm đen trên họng (không rõ ràng như ở loài họ hàng gần là chích nâu đỏ / Locustella mandelli).
Trong tự nhiên, chim chích bụi Đà Lạt sống ở khu vực nhiều cây bụi, trảng cỏ dọc bìa rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao, phân bố từ độ cao 1.200-2.000 mét.
Trong quá khứ, chích bụi Đà Lạt từng được coi là một phân loài của chích nâu đỏ và phải đến gần đây mới được công nhận là một loài riêng biệt.
Chúng được phân biệt với chích nâu đỏ qua một số điểm khác biệt về ngoại hình, tiếng hót, vùng phân bố và cấu trúc di truyền. Ảnh: eBird.
Cho đến nay, chích bụi Đà Lạt không được ghi nhận ở bất cứ nơi nào khác ngoài vùng Tây Nguyên.
Có thể quan sát loài chim hiếm gặp này tại một số địa điểm ngắm chim nổi tiếng như Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, Khu Bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh. Ảnh: eBird.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Đà Lạt, Chim