Chùm ảnh: Khám phá thế giới muôn màu của các loài gà hoang dã

Họ Trĩ (Phasianidae) gồm gà rừng, gà Tây, công, chim cút…  là nhóm chim có vai trò khá quan trọng với đời sống con người. Nhiều loài trong số chúng có ngoại hình rất ấn tượng.

Ảnh: eBird.Chùm ảnh: Khám phá thế giới muôn màu của các loài gà hoang dã

Gà rừng (Gallus gallus) dài 41-78 cm, phân bố ở Nam và Đông Nam Á. Con trống ở loài gà này có mào và yếm thịt đặc trưng, giao phối với nhiều con mái. Chúng là tổ tiên của các giống gà nhà trên thế giới.

Gà lôi Kalij (Lophura leucomelanos) dài 55-75 cm, sống trong các khu rừng từ Himalaya đến Myanmar. Chúng được caoi là biểu tượng của vùng lãnh thổ Jammu và Kashmir, Ấn Độ.

Gà lôi hồng tía (Lophura diardi) dài 60-80 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Cũng như các loài gà lôi khác thuộc chi Lophura, cả hải giới của loài này có da mặt đỏ (ở các chi khác, chỉ con trống có da mặt đỏ).

Trĩ đỏ (Phasianus colchicus) dài 53-89 cm, phân bố rộng ở châu Á. Loài này đã được du nhập vào Âu – Mỹ và trở thành vật nuôi phổ biến trong các trang trại. Chúng là biểu tượng của bang Nam Dakota, Mỹ.

Trĩ xanh (Chrysolophus amherstiae) dài 60-120 cm, có nguồn gốc từ Trung Quốc và Myanmar. Tương tự nhiều loài trĩ khác, chỉ con trống của loài này mới có bộ lông đẹp mắt, và chỉ con mái chăm sóc con.

Trĩ vàng (Chrysolophus pictus) dài 60-105 cm, có nguồn gốc từ vùng núi phía Tây Trung Quốc. Do màu sắc cực kỳ bắt mắt, chúng đã trở thành vật nuôi quen thuộc ở các khu vườn cảnh trên khắp thế giới.

Công Ấn Độ (Pavo cristatus) dài 0,8-2,2 mét, phân bố chủ yếu ở Ấn Độ và Sri Lanka. Các con trống của loài này ve vãn con mái bằng cách dựng đám lông dài ở đuôi lên.

Gà tiền Palawan (Polyplectron napoleonis) dài 40-50 cm, là loài đặc hữu của đảo Palawan, Philippines. Loài này trông hơi giống con công, với cái đuôi ngắn hơn.

Gà tiền Mã Lai (Polyplectron malacense) dài 40-50 cm, là loài đặc hữu của các khu rừng đất thấp phía Nam bán đảo Mã Lai. Bộ lông con trống của loài này có các đốm “đồng tiền” trên cả cánh và đuôi.

Chùm ảnh: Khám phá thế giới muôn màu của các loài gà hoang dã

Trĩ Himalaya (Lophophorus impejanus) dài 60-72 cm, sống ở rừng và khu vực nhiều cây bụi ở độ cao 2.100–4.500 mét của dãy Himalaya. Loài chim có bộ lông nhiều màu óng ánh này là “bang điểu” của bang Uttarakhand, Ấn Độ.

Gà Tây hoang (Meleagris gallopavo) dài 1,1-1,2 mét, là loài gà bản địa Bắc Mỹ. Loài chim dạng gà có yếm cổ này là tổ tiên của gà Tây nhà. Các giống gà Tây nhà béo trục béo tròn và không thể bay như các cá thể hoang dã.

Gà lôi tía sừng xanh (Tragopan satyra) dài 60-70 cm, sống chủ yếu trên cây ở vùng Himalaya. Con trống của loài này xòe yếm và giương “sừng” – hai túm lông màu xanh sau mắt – để phô diễn trước con mái.

Gà tre Trung Hoa (Bambusicola thoracicus) dài 31 cm, là loài chim bản địa Trung Quốc. Con trống của loài này phát ra những tiếng kêu lớn, đa âm tiết suốt ngày và suốt năm như một cách khẳng định lãnh thổ.

Gà thông rừng (Tetrao urogallus) dài 60-87 cm, phân bố ở các khu rừng lá kim châu Âu và Nga. Các con trống của chúng xòe đuôi và cất tiếng kêu đặc trưng khi biểu diễn trước con mái. Đây là thành viên lớn nhất trong các loài gà thông.

Gà thông lãnh nguyên (Lagopus muta) dài 34-36 cm, cư trú trên núi và lãnh nguyên quanh vùng cực Bắc. Đây là một trong ba loài gà thông thay lông màu trắng vào mùa đông.

Gà thông đỏ (Lagopus lagopus scotia) dài 38-41 cm, là phân loài ở Anh của loài gà thông liễu phân bố rộng quanh cực Bắc. Khác với phần lớn các loài cùng chi, lông của chúng không chuyển màu trắng vào mùa đông.

Gà vân sam (Canachites canadensis) dài 39-40 cm, phân bố ở các khu rừng lá kim Bắc Mỹ. Giống như các loài gà thông khác, chúng có thể tiêu hóa lá thông và lá vân sam, thứ mà phần lớn các loài động vật khác không thể ăn được.

Gà thông túi cổ tía (Dendragapus obscurus) dài 40-50 cm, dài 40-50 cm, cư trú ở các rừng thông ven biến Thái Bình Dương của Bắc Mỹ. Túi cổ của con trống loài này có thể phồng lên để quyến rũ con mái.

Gà trĩ đuôi nhọn (Tympanuchus phasianellus) dài 41-47 cm, phân bố rộng ở Bắc Mỹ. Loài  náy có cái đuôi hếch lên đặc trưng, con trống cũng có túi da ở cổ.

Gà thảo nguyên lớn (Tympanuchus cupido) dài 43 cm, phân bố tại vùng trung tâm nước Mỹ. Ngoài cái túi da ở cổ, loài chim này gây ấn tượng với hai túm lông nhô lên như hai cái tai trên đầu. Chúng phát ra tiếng kêu như tiếng trống.

Gà so Chukar (Alectoris chukar) dài 32-35 cm, phân bố rộng khắp khu vực trung tâm lục địa Á – Âu. Chúng được con người đưa vào Bắc Mỹ, New Zealand và đã hình thành các quần thể hoang dã ở đây.

Gà so Ả Rập (Alectoris melanocephala) dài 38 cm, phân bố ở các vùng hoang mạc miền Nam bán đảo Ả Rập. Đây là loài lớn nhất trong chi Alectoris.

Gà so bụng gụ (Arborophila javanica) dài 21 cm, cư trú trong các khu rừng Đông Nam Á. Chúng có màu sắc ngụy trang giống với nền rừng ở khu vực sinh sống.

Gà so ngù đỏ (Rollulus rouloul) dài 26 cm, phân bố ở Đông Nam Á. Màu sắc của chúng nổi bật hơn đa số loài gà so khác. Con trống màu lam sẫm và có mào dạng ngù đỏ. Con mái màu xanh lục và không mào.

Gà so xám (Perdix perdix) dài 29-32 cm, là loài phân bố rộng nhất trong một chi nhỏ gồm các loại chim dạng gà bụng sẫm ở lục địa Á – Âu. Chúng có họ hàng gần với gà lôi hơn các loài gà so khác.

Đa đa xám (Francolinus pondicerianus) dài 28-30 cm, sống ở các vùng đất thấp trống trải khu vực Nam Á.  Ở một số nơi, loài chim này được thuần hóa đễ giữ nhà như chó hoặc làm chim chọi.

Đa đa cổ đỏ (Francolinus afer) dài 25-38 cm, phân bố rộng khắp châu Phi. Loài đa đa này được nhận dạng nhờ mảng da màu đỏ ở dưới cổ.

Chim cút châu Âu (Coturnix coturnix) dài 16-18 cm, sống ở đồng cỏ và vùng bán hoang mạc khắp châu Âu và phía Tây châu Á. Các quần thể ở phía Bắc vùng phân bố có tập tính di trú theo mùa, điều hiềm thấy ở các loài chim họ Gà.

Chim cút Nhật Bản (Coturnix japonica) dài 16-18 cm, phân bố ở Nga và Đông Á. Loài chim này có vai trò quan trọng trong đời sống con người, được sử dụng như đối tượng trong phòng thí nghiệm cũng như nguồn cung cấp thịt và trứng dồi dào.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,