Chùm ảnh: Giải mã thế giới bí hiểm của các loài thủy tức

Lớp Thủy tức (Hydrozoa) gồm các động vật không xương sống có cấu tạo đơn giản, thường sống thành các tập đoàn. Chúng có hai dạng cơ thể: Dạng bơi tự do gọi là medusa và dạng tĩnh hình ống (chồi) gọi là polip.Chùm ảnh: Giải mã thế giới bí hiểm của các loải thủy tức

Thủy tức thường (Hydra vulgaris) dài 4-15 mm, phân bố ở các vùng nước ngọt toàn cầu. Loài này thường được sử dụng như một mẫu vật trong phòng thí nghiệm vì dễ chăm sóc, sinh sản tương đối nhanh. Chúng có thể sinh sản hữu tính hoặc sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi.

Thủy tức sợi nứt (Obelia geniculata) dài 305 cm, phân bố khắp thế giới, thường bám vào tảo bẹ vùng gian triều. Chúng sinh trưởng thành các tập đoàn hình gấp khúc gồm nhiều polip có vỏ ngoài dạng chén, nảy chồi từ các thân bò ngang.

Thủy tức da ốc (Hydractinia echinata) phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Chúng thuộc một họ thủy tức có gai, sống thành tập đoàn và sinh trưởng trên bề mặt của vỏ cua ký cư (ốc mượn hồi), có thể khiến con cua trông như mọc lông rậm rạp.

Thủy tức hoa bất tử (Tubularia sp.) là một chi gồm các loài thủy tức dài 10-20 cm, có polip trên các thân dài với hai vòng xúc tu, một vòng quanh gốc polip và một vòng quanh miệng. Chúng xuất hiện ở các vùng bờ biển trên thế giới.

Chùm ảnh: Giải mã thế giới bí hiểm của các loải thủy tức

Sứa nước ngọt (Craspedacusta sowerbyii) dài 2-2,5 cm, phân bố rải rác ở các ao hồ trên toàn cầu. Các polip nhỏ của loài thủy tức này phát triển thành dạng ưu thế là  medusa (dạng sứa).

Thủy tức xi-phông (Physophora hydrostatica) dài 40 cm, phân bố ở các vùng biến thuộc Đại Tây Dương – Thái Bình Dương. Chúng quần tụ thành tập đoàn, trôi nổi tự do với thân bơi hình chuông.

Thủy tức khuy xanh (Porpita porpita) dài 10 mm, sống thành tập toàn ở các vùng đại dương nhiệt đới. Dù có bề ngoài giống sứa, thực chất mỗi cá thể của chúng một tổ hợp gồm nhiều polip.

Sứa lửa (Physalia physalis) dài 10-50 cm, là một tập đoàn thủy tức có hình dạng giống sứa di chuyển trong các đại dương. Chúng có các xúc tu châm và polip chuyên hóa rủ xuống từ túi phao chứa khí.

Thủy tức sứa hình chén (Phialella sp.) dài 10 mm, phân bố khắp thế giới, là chi thủy tức có quan hệ họ hàng với chi Obelia (gồm thủy tức sợi nứt). Chúng sống thành các tập đoàn polip phân nhánh, giải phóng các medusa sống tự do và sinh sản hữu tính.

Thủy tức sứa tám múi (Melicertum octocostatum) dài 10 mm, phân bố ở Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương. Thường gặp ở dạng medusa, chúng có quan hệ gần gũi với các loài thủy tức có polip dạng chén.

Thủy tức lông chim (Aglaophenia cupressina) dài 4-6 cm, sống ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chúng thuộc một nhóm thủy tức tập đoàn có các polip phân chia thành nhiều nhánh như lông chim.

Thủy tức “san hô” lửa (Millepora sp.) dài 40-50 cm, phân bố ở hầu khắp các đại dương. Loài thủy tức tập đoàn này có ngòi chích mạnh, tạo rạn nhờ bộ xương canxi hóa. Chúng có họ hàng xa với san hô đá thực sự.

Thủy tức “san hô” ren tím (Distichopora violacea) dài 5-10 cm, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Có vẻ ngoài giống san hô, loài thủy tức này có các polip chuyên hóa đảm nhiệm các chức năng khác nhau như ăn và châm.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,