Chùm ảnh: Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Đồn điền Michelin là tên thường gọi của hệ thống đồn điền do Công ty cao su Michelin sáng lập, có quy mô lớn bậc nhất ở Việt Nam thời thuộc địa.Chùm ảnh: Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Bìa ấn phẩm “Cây cao su và những người đàn ông – Khám phá các đồn điền Michelin” (Des Hévéas et des Hommes, l’aventure des plantations Michelin) của tác giả F. Graveline xuất bản ở Pháp năm 2006. Các hình ảnh trong bài được trích từ ấn phẩm này.

Khu bệnh viện và các tòa nhà hành chính của đồn điền Michelin (nằm ở huyện Dầu Tiếng, Bình Dương ngày nay) được bao quanh bởi những rừng cao su bạt ngàn, năm 1930. Từ năm 1917, nằm trong chiến lược tận thu tài nguyên các nước thuộc địa, Công ty Michelin đã lập Đồn điền Cao su Dầu Tiếng, đồn điền cao su đầu tiên ở Nam Bộ.

Chùm ảnh: Đồn điền Michelin ở Việt Nam thời thuộc địa

Máy kéo và xe bò, hai loại phương tiện vận tải tương phản giữa hiện đại và truyền thống được sử dụng tại đồn điền. So với nhiều đồn điền khác ở Việt Nam thời thuộc địa, đồn điền cao su Michelin có nguồn tài chính rất dồi dào và được đầu tư bài bản, quy mô.

Những di dân từ miền Bắc cập bến Nam Kỳ để tìm việc. Rất nhiều người trong số đó sẽ trở thành cu-li (coolies) – người làm các công việc chân tay như bốc vác, cạo mủ cao su – trong đồn điền Michelin, nơi có nhu cầu nhân công rất lớn và không có yêu cầu khắt khe trong tuyển dụng lao động.

Cảnh tuyển dụng “cu-li” tại đồn điền Michelin. Sức khỏe là tiêu chí quan trọng nhất để được tuyển. Các cu-li được trả lương theo năng suất với mức giá khá rẻ mạt và thường xuyên phải đối mặt với các tai nạn trong quá trình lao động.

Bên trong phòng cứu thương của bệnh viện đồn điền Michelin, nơi một cu-li đang được băng bó vết thương ở chân. Theo thống kê vào năm 1926, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 100 – 120 bệnh nhân, thường do các chấn thương ở chân trong quá trình làm việc.

Bên trong một xưởng chế biến mủ sao su. Vào năm 1926, đồn điền Michelin có 2.030 người lao động theo hợp đồng, bao gồm 250 phụ nữ. Lượng nhân công này chủ yếu đến từ xứ Bắc Kỳ, nơi tình trạng đói kém thường xuyên xảy ra ở các vùng nông thôn.

Bữa ăn của trẻ mồ côi trong một trại trẻ của đồn điền Michelin. Đây sẽ là nguồn nhân công trong tương lai của vựa cao su khổng lồ này.

Trẻ em chụp ảnh kỷ niệm tại trại trẻ mồ côi của đồn điền cao su Phú Riềng (Bình Phước), một đồn điền khác của Công ty Michelin bên cạnh Dầu Tiếng. Khu đồn điền Phú Riềng này là nơi xảy ra một cuộc nổi dậy quy mô lớn của công nhân cao su vào cuối năm 1929 nhằm phản đối sự bóc lột tàn tệ của giới chủ đồn điền.

Kỹ sư người Pháp tại một lán trại trong khu đồn tiền, năm 1926.

Bên trong một phòng thí nghiệm ở bệnh viện của đồn điền Michelin.

Một xưởng gỗ thuộc đồn điền Michelin.

Các quản đốc người Việt đứng trước làng cao su, khu vực sinh sống của công nhân đồn điền.

Khu nhà sàn dành cho quản đốc.

Một chiếc xe hơi của giới quản lý qua phà để đến đồn điền.

Theo KIẾN THỨC

Tags: ,