Chùm ảnh: Đã mắt với vẻ đẹp của các loài chim vành khuyên Việt Nam

Trong các loài chim ở Việt Nam, họ Vành khuyên (Zosteropidae) được biết đến với các loài chim vành khuyên có màu sắc tươi vui cùng các loài khướu mào mang dáng vẻ ngộ nghĩnh đặc trưng.Chùm ảnh: Đã mắt với vẻ đẹp của các loài chim vành khuyên Việt Nam

Ảnh: eBird.

Vành khuyên Nhật Bản (Zosterops simplex) dài 10-11 cm, là loài định cư phổ biến tại Đông Bắc, trú đông tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Bắc Trung Bộ. Loài chim này sống trong rừng thứ sinh, nơi canh tác, công viên, vườn nhà, có thể gặp ở độ cao lên đến 2.600 mét, thường ghi nhận di chuyển theo đàn số lượng lớn và liên tục.

Vành khuyên sườn hung (Zosterops erythropleurus) dài 11-12cm, là loài chim trú đông không phổ biến tại khu vực Tây Bắc và Đông Bắc, di cư qua Đông Bắc Việt Nam. Chúng sống ở các khu vực rừng mở, rừng thứ sinh, có thể gặp ở độ cao lên đến 2.600 mét, thường di chuyển theo đàn hỗn hợp với vành khuyên Nhật Bản.

Chùm ảnh: Đã mắt với vẻ đẹp của các loài chim vành khuyên Việt Nam

Vành khuyên họng vàng (Zosterops palpebrosa) dài 10-11 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng sống trong rừng rụng lá, rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng cây gỗ và các khu canh tác, rừng ngập mặn, công viên, vườn, có thể gặp ở độ cao tới 1.550 mét.

Khướu mào khoang cổ (Yuhina torqueola)dài 14-15 cm, là loài định cư phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Trung Bộ (dễ gặp tại VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, ba Vì, bạch Mã). Loài chim thuộc họ Vành khuyên này sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, cây bụi, độ cao từ 350-1.800 mét, thường kiếm ăn theo đàn.

Khướu mào cổ hung (Yuhina flavicollis) dài 12-13 cm, la loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Bắc Đông Bắc và Bắc Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, độ cao từ 1.800-2.650 mét, thường di chuyển theo đàn nhỏ đến các cây có hoa và quả.

Khướu mào họng đốm (Yuhina gularis) dài 14-15 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng hỗn giao rụng lá, bìa rừng ở độ cao từ 1.800-3.100 mét, thường di chuyển theo đàn nhỏ.

Khướu mào cổ trắng (Yuhina diademata) dài 17-18 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Chúng sống ở rìa của rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, cây bụi và trảng cỏ, độ cao từ 1.650-2.750 mét.

Khướu mào đầu đen (Yuhina nigrimenta) là loài định cư tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, bắc và Nam Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, độ cao 450-2.315 mét.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,