⠀
Chùm ảnh: Công trình bằng bùn đất cổ xưa kỳ vĩ nhất thế giới
Công trình nằm trên trên một nền có kích thước khoảng 75X75 mét, cao hơn 3 mét so với mặt bằng của khu chợ nằm đối diện. Vật liệu để xây dựng là một loại gạch làm từ bùn trộn trấu mịn và phơi khô.
Tọa lạc ở trung tâm thành phố Djenné ở miền trung đất nước Mali, đại thánh đường Hồi giáo Djenne được coi là công trình bằng bùn lớn nhất còn tồn tại trên thế giới. Ảnh: Young Pioneer Tours.
Công trình này có lịch sử hình thành vào thế kỷ 13, nhưng diện mạo kiến trúc hiện tại được định hình từ đầu thế kỷ 20. Ảnh: Khan Academy.
Về tổng thể, thánh đường được xây dựng theo phong cách kiến trúc Sudan – Sahelia với điểm nhấn là ba ngọn tháp và nhiều tháp nhỏ nhô ra trên bức tường chính. Ảnh: The Travel Blog.
Công trình nằm trên trên một nền có kích thước khoảng 75X75 mét, cao hơn 3 mét so với mặt bằng của khu chợ nằm đối diện. Ảnh: Omar Degan.
Vật liệu để xây dựng thánh đường là một loại gạch được gọi là Banco, làm từ bùn trộn trấu mịn và phơi khô. Ảnh: Smarthistory.
Các bức tường thánh đường dày 40-60 cm, được trát lại bề mặt hàng năm, giúp công trình trụ vững trước những tác động của thời tiết. Ảnh: Suitcase and World.
Nền đất cao ráo cũng giúp thánh đường tránh được những trận lụt do con sông Niger gần đó gây ra hàng năm. Ảnh: Wikipedia.
Các thanh xà nhô ra bên ngoài tường là đặc điểm kiến trúc độc đáo, vừa gây ấn tượng về thị giác, vừa có công năng như các giá đỡ cho công nhân khi bảo trì công trình. Ảnh: Holamon.cat.
Trong quá khứ, thánh đường Djenne là tâm điểm của một trung tâm văn hóa, buôn bán giao thương và cũng là trung tâm Hồi giáo lớn ở khu vực. Ảnh: Khan Academy.
Ngày nay, bên ngoài thánh đường vẫn là khu vực họp chợ có quy mô lớn nhất, sống động bậc nhất ở Tây Phi. Ảnh: Maps.me.
Từ năm 1988, đại thánh đường Djenne đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: The New York Times.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Mali, Kiến trúc Hồi giáo, Di tích lịch sử, Địa điểm du lịch, Di sản thế giới