Chùm ảnh: Cận cảnh các loài hoa kỳ lạ nhất trên thế giới

Hoa của một số loài thực vật mang vẻ ngoài đặc biệt ấn tượng, khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi lần đầu được chứng kiến.Chùm ảnh: Cận cảnh các loài hoa kỳ lạ nhất trên thế giới

Cây hoa dơi (Tacca integrifolia) là một thành viên của họ Củ nâu (Dioscoreaceae), là cây bản địa trong rừng rậm Trung Á. Chúng ra những bông hoa nhỏ màu tím đen kỳ lạ mọc thành chùm, trông khá giống mặt con dơi nếu nhìn kỹ.

Chùm ảnh: Cận cảnh các loài hoa kỳ lạ nhất trên thế giới

Cây “đôi môi nóng bỏng” hay “nụ hôn của bạn gái” (Psychotria elata) có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới của Colombia, Costa Rica và Panama. “Đôi môi” của loài cây này thực ra không phải hoa mà là lá biển đổi, che cho hoa thực sự màu vàng nằm trong.

Cây “em bé sơ sinh quấn khăn” (Anguloa uniflora) được phát hiện ở dãy Andes, Nam Mỹ vào thế kỷ 19. Khi hoa của loài cây này nớ, vào một giai đoạn nhất định chúng sẽ có hình dạng giống như một đứa trẻ được bao bọc trong khăn.

Phong lan vịt bay (Caleana major) là loài cây có nguồn gốc từ Australia. Hoa của chúng có hình dáng giống con vịt đang xòe cánh, giúp tăng khả năng thụ phấn nhờ loài đom đóm.

Phong lan treo cổ hay phong lan “quý ông khỏa thân” (Orchis italica) là loài cây có nguồn gốc từ khu vực Địa Trung Hải. Hoa của chúng có hình dáng như những người đàn ông treo lủng lẳng trong các chùm dày đặc.

“Dép của Darwin” (Calceolaria uniflora) là loài cây được nhà bác học Charles Darwin phát hiện ở Nam Mỹ vào thập niên 1930. Hình dáng hoa đặc biệt của chúng giúp tăng khả năng thụ phấn nhờ một số loài chim địa phương.

Lạc tiên hay chanh dây (Passiflora incarnata) là cây bản địa ở phía Nam lục địa Bắc Mỹ. Hoa của chúng có vẻ ngoài cuốn hút và mùi hương đặc trưng, có thể dùng làm hương liệu cho một số món ăn.

Phong lan hạc trắng (Pecteilis radiata) phân bố ở phía Bắc của châu Á. Những cánh hoa mang vẻ đẹp tinh tế khiến loài cây này trở thành đối tượng ưa thích của nhiều người làm vườn.

Đường thảo chong chóng (Leucospermum catherinae) là loài cây đặc hữu, chỉ được ghi nhận trong tự nhiên ở phía Tây Nam của tỉnh Western Cape, Nam Phi. Những đóa hoa rực rỡ của chúng gợi liên tướng đến món đồ chơi xuất hiện trong lễ hội.

Cây ráy rồng (Dracunculus vulgaris) có nguồn gốc ở khu vực Nam Âu. Hoa của chúng mang dáng vẻ “hắc ám”, tỏa ra mùi thối đặc trưng.

Cây xác thối (Rafflesia keithii) được coi là loài hoa lớn nhất thế giới, chỉ có thể được tìm thấy trong các khu rừng nhiệt đới của Indonesia. Hoa của chúng có màu sắc như miếng thịt, bốc ra mùi thối của xác chết để thu hút côn trùng.

Loa kèn xác thối (Amorphophallus titanum) là một loài cây cho hoa khổng lồ nổi tiếng khác của Indonesia. Hoa của loài cây họ Ráy (Araceae) này cũng hấp dẫn côn trùng nhờ màu sắc và mùi hương giống thịt đang phân hủy.

Bồ nông lớn (Aristolochia gigantea) là loài cây bản địa của Brazil. Dù có vẻ ngoài ngọn mục, hoa của chúng có mùi khá hôi.

Cây hoa sao biển (Stapelia grandiflora) phân bố ở phía Nam châu Phi. Chúng được những người sưu tầm thực vật săn lùng vì những bông hoa lớn ấn tượng, tỏa ra mùi thối để thu hút loài ruồi.

Phong lan búa (Drakaea glyptodon) là loài cây có nguồn gốc từ miền Tây Australia. Hoa của chúng có hình dạng đặc biệt, tiết ra loại pheromone giống như của ong bắp cày cái, để dụ ong bắp cày đực đến thụ phấn.

Cây ngót nghẻo hay ngoắt nghoẻo (Gloriosa superba) phân bố rộng từ phía Nam châu Phi đến Nam Á và Đông Nam Á. Dù rất độc với người và vật nuôi, loài cây này được nhân giống rộng rãi để làm cảnh vì có những bông hoa rất cuốn hút.

Cây hoa thiên điểu (Strelitzia reginae) có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi và châu Mỹ nhiệt đới. Loài cây có họ hàng với chuối này dễ chăm sóc, được trồng rộng rải trên giới vì có hoa độc đáo, trông giống chim thiên đường đang bay.

Dưa núi hay lặp lày (Trichosanthes cucumerina) là cây bản địa khu vực Nam và Đông Nam Á, Bắc Australia. Hoa của chúng trông như được cắt tỉa dưới bàn tay một người cực kỳ khéo léo.

Tay quỷ (Chiranthodendron pentadactylon) là loài cây bản địa Mexico. Hoa của chúng có vai trò quan trọng trong tôn giáo của người Aztec xưa, được thu hoạch qua rất nhiều thế hệ.

Chuối pháo (Heliconia rostrata) có nguồn gốc ở khu vực phía Bắc của Nam Mỹ. Phần màu đỏ trên chùm hoa của chúng thực ra là lá bắc, che các hoa thực thụ bên trong. Loài hoa này thu hút các loài chim ruồi có mỏ dài đến thụ phấn.

Đậu sa mạc (Swainsona formosa) mọc ở các vùng khô cằn của miền trung và Tây Bắc Australia. Loài cây có hoa trông như sinh vật ngoài hành tinh này được luật pháp Austrlia bảo vệ rất nghiêm ngặt.

Cây dứa gai hồng (Aechmea fasciata) phân bố ở Brazil. Loài cây cứng cáp và phát triển chậm này sống được trong những điều kiện khắc nghiệt, cho ra những chùm hoa gai góc mang màu hồng và tím quyến rũ.

Cây hoa bỉ ngạn (Lycoris radiata) phân bố từ Nepal đến bán đảo Triều Tiên, đã được du nhập vào nhiều nơi khác trên thế giới. Ở phương Tây chúng được gọi là hoa ly nhện đỏ do những bông hoa có nhị dài tỏa ra trông như chân nhện.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,