Chùm ảnh các loài mèo hoang dã hiếm có của Việt Nam: Báo gấm

Loài loài có kích cỡ trung bình trong họ Mèo, báo gấm có chều dài thân khoảng 60 cm, tính cả đuôi là 110 cm, và cân nặng khoảng 11–20 kg, gấp bốn lần so với một con mèo nhà.

Báo gấm hay báo mây (Neofelis nebulosa) là một trong những loài mèo hoang dã đẹp và nguy cấp nhất Việt Nam. Ảnh: The Third Pole.

Trên thế giới, loài mèo này phân bố từ chân dãy Himalaya qua Đông Nam Á đến miền Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, chúng đã được ghi nhận ở Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng. Ảnh: Wikipedia.

Loài loài có kích cỡ trung bình trong họ Mèo, báo gấm có chều dài thân khoảng 60 cm, tính cả đuôi là 110 cm, và cân nặng khoảng 11–20 kg, gấp bốn lần so với một con mèo nhà. Ảnh: Spirit Animal Totems.

Bộ lông báo gấm có hoa văn rất đẹp. Nền lông màu gio sáng hoặc vàng sáng, có nhiều hoa vân lớn ở hai bên lưng, các hoa văn được viền vành đen khép kín và rất nét. Ảnh: Big Cats India.

Lông của chúng có nhiều vệt đen chạy dài từ giữa thân theo sống lưng xuống hết đuôi; nhiều đốm đen nhỏ ở đầu, đùi. Dọc đuôi có nhiều vòng khoanh rõ nhưng bị đứt quãng hoặc mờ ở mặt dưới đuôi. Ảnh: Spirit Animal Totems.

Do lông báo gấm có hoa văn trông giống như đám mây nên tên khoa học và tên gọi báo gấm trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài đều nhắc tới “mây”. Ảnh:
Smithsonian’s National Zoo.

Báo gấm có thân hình săn chắc và cân đối, có răng nanh thuộc loại nanh dài nhất trong số các loài mèo hiện còn tồn tại, giúp chúng có thể săn những con mồi có kích cỡ khá lớn. Ảnh: Fort Wayne Children’s Zoo.

Các khu vực sinh sống ưa thích của loài mèo này là rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới với cao độ lên tới 2.000 mét. Tuy nhiên đôi khi người ta cũng nhìn thấy chúng ven các đầm lầy có đước mọc hay đồng cỏ. Ảnh: Spirit Animal Totems.

Báo gấm đặc biệt giỏi leo trèo. Đáng ngạc nhiên là chúng có thể di chuyển khi treo mình lộn ngược đầu xuống, phía dưới các cành cây và các thân cây nghiêng. Ảnh: The Ellen Fund.

Trong tự nhiên, báo gấm chủ yếu săn bắt các loài động vật có vú sống trên cây, cụ thể là các loài vượn, khỉ và chim chóc. Ngoài ra chúng cũng săn các con mồi trên mặt đất như nai, nhím và gia súc. Ảnh: Theresa Elvin.

Báo gấm cái đẻ từ 1 tới 5 con non sau khi mang thai khoảng 85 đến 93 ngày. Các con non mở mắt khi được khoảng 10 ngày, leo trèo sau khoảng 5 tuần, sau khoảng 10 tháng thì có thể sống tự lập. Ảnh: Earth Touch News.

Chúng đạt đến độ tuổi sinh sản sau 2 năm và con cái có thể mang thai mỗi năm một lần. Trong điều kiện nuôi nhốt, báo gấm có thể sống tới 17 năm. Ảnh: The Revelator.

Có hai phân loài báo đốm còn tồn tại được công nhận là phân loài eofelis nebulosa macrosceloides phân bố từ Nepal tới Miến Điện và phân loài Neofelis nebulosa nebulosa phân bố ở phía Nam Trung Quốc. Ảnh: Kadoorie Farm and Botanic Garden.

Những năm gần đây, số lượng báo đốm đã suy giảm nghiêm trọng do nơi cư trú bị thu hẹp do sự tàn phá rừng cũng như việc săn bắn để lấy lông hoặc làm thuốc theo y học cổ truyền. Trong sách đỏ UICN, chúng là loài Sắp nguy cấp. Ảnh: DNA Zoo.

Ở Việt Nam, báo gấm rất hiếm gặp trong thiên nhiên, là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao nếu không được bảo vệ tốt. Trong Sách Đỏ Việt Nam, chúng được xếp vào diện loài Nguy cấp. Ảnh: WallpaperAccess.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,