Chùm ảnh: Các loài chim săn mồi ấn tượng hiện diện ở Việt Nam

Trong thế giới loài chim, họ Ưng (Accipitridae) gồm các loài chim săn mồi được mệnh danh là chúa tể của bầu trời. Cùng điểm qua một số loài phân bố trên mảnh đất Việt Nam.Chùm ảnh: Các loài chim săn mồi ấn tượng hiện diện ở Việt Nam

Đại bàng Mã Lai (Ictinaetus malayensis) dài 69-81 cm, là loài định cư không phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim săn mồi này là rừng lá rộng thường xanh và khu vực trống trải, phân bố lên đến độ cao 3.143 mét. Ảnh: eBird.

Đại bàng biển bụng trắng (Haliaeetus leucogaster) dài 70-85 cm, là loài định cư ven biển hiếm tại Đông Bắc, không phổ biến tại Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng cư trú ở đảo đá ven biển, thỉnh thoảng di chuyển vào ao hồ trong đất liền để kiếm ăn. Ảnh: eBird.

Diều hâu (Milvus migrans) dài 55-60 cm, là loài định cư phổ biến tại Đông Bắc (Hạ Long, Cát Bà), trú đông không phổ biến tại Trung bộ và Nam Bộ, di cư qua Tây Bắc. Chúng sống ở các khu vực trống trải, ao hồ lớn và cả thành phố. Ảnh: eBird.

Diều lửa (Haliastur indus) dài 44-52 cm, là loài định cư hiếm tại Đông Bắc, Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Bộ (dễ quan sát tại VGQ Phú Quốc). Loài này cư trú quanh các sông lớn, vùng ven biển, chủ yếu ghi nhận tại vùng đất thấp. Ảnh: eBird.

Diều núi (Nisaetus nipalensis) dài 66-75 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến trong cả nước (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Cát Bà, Cúc Phương, Bạch Mã, Chư Yangsin). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá và rừng hỗn giao. Ảnh: eBird.

Diều hoa Jerdon (Aviceda jerdoni) dài 45-46 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Bắc Trung Bộ và Nam Bộ, di cư trú đông không phổ biến qua Đông Bắc, lang thang qua Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng đầm lầy nước ngọt và các sinh cảnh khác trên đường di cư. Ảnh: eBird.

Diều hoa Miến Điện (Spilornis cheela) dài 56-74 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, đầm lầy và rừng thứ sinh. Ảnh: eBird.

Chim ưng bụng hung (Accipiter virgatus) dài 26-32 cm, là loài định cư không phổ biến trong cả nước (VQG Cát Tiên, Lò Gò Xa Mát). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, hỗn giao bán thường xanh. Ảnh: eBird.

Chùm ảnh: Các loài chim săn mồi ấn tượng hiện diện ở Việt Nam

Chim ưng xám (Accipiter badius) dài 30-36 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Tây Bắc). Chúng sống ở các khu vực trống trải trong rừng lá rộng thường xanh, rừng rụng lá, rừng hỗn giao thường xanh và rừng lá kim, khu canh tác nông nghiệp. Ảnh: eBird.

Chim ưng Ấn Độ (Accipiter trivirgatus) dài 40-46 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (VQG Ba Vì, Cúc Phương, Bạch Mã, Cát Tiên). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao bán thường xanh, rừng lá kim. Ảnh: eBird.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,