Cẩm nang sử dụng tàu ngầm trong tác chiến hải quân

Hải chiến hiện đại với không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí, tầm xa công kích, khả năng cơ động, độc lập tác chiến rất cao… Tàu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tàu chiến trong hạm đội và quân chủng.

Cẩm nang sử dụng tàu ngầm trong tác chiến hải quân

Ra đòn bất ngờ, hủy diệt lớn

Hoạt động tác chiến của tầu ngầm trong chiến tranh hiện đại có những đặc điểm nổi bật như sau: Luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất do kẻ thù có thể tấn công rất bất ngờ; Khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn và khả năng sử dụng vũ khí thông thường rất cao; khu vực tác chiến của hạm đội nằm rất xa so với căn cứ hải quân; hoạt động tác chiến điện tử rất mạnh, chủ yếu là tác chiến chế áp sonar, thủy âm; tính phức tạp trong điều hành tác chiến, tổ chức hiệp đồng tác chiến của tất cả các lực lượng vũ trang, trang thiết bị đặc biệt công nghệ hiện đại và đảm bảo hậu cần kỹ thuật của hậu phương.

Tầu ngầm với khả năng tác chiến cao độ và các thông số kỹ chiến thuật hiện đại có thể tham gia thực hiện đa số các nhiệm vụ quan trọng, những nhiệm vụ được giao cho lực lượng hải quân và hạm đội. Các hình thức tác chiến của tàu ngầm tương tự như các hình thức tác chiến của các chiến hạm nổi, các lực lượng tầu trong hạm đội và quân chủng. Tàu ngầm có thể tham gia các hoạt động tác chiến có hệ thống hoặc các chiến dịch, có thể trong đội hình lực lượng chủ lực hoặc lực lượng chi viện hỏa lực. tiến hành các trận đánh trên biển, tiến hành những đòn tấn công và thực hiện các trận tiến công và phản công.

Hệ thống các hoạt động tác chiến của tầu ngầm được thực hiện, theo nguyên tắc chung, được thực hiện với một nhóm mục tiêu giới hạn để liên tục tấn công đối phương, phong tỏa mọi hoạt động của chúng và gây tổn thất nặng nề cho đối phương. Trong quá trình tiến hành các hoạt động tác chiến có hệ thống, có thể xảy ra tình huống đứt đoạn các hoạt động thông tin liên lạc trên biển và đại dương, khí thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các tuyến vận tải đường biển và đại dương, tiến hành trinh sát, tiêu diệt các lực lượng chống ngầm của đối phương, các tầu ngầm đa nhiệm của đối phương và thực hiện các nhiệm vụ khác.

Hải chiến là hình thức tác chiến chủ yếu của hải quân, trong đó có tầu ngầm, căn cứ vào các mục tiêu, vị trí, thời gian khai hỏa và tiến công, hỏa lực và cơ động của các tàu, các đội, liên đội và liên đoàn, các phân đội với mục đích hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiêu diệt binh lực địch hoặc giáng cho địch những tổn thất nặng nề, buộc địch phải thoái lui, không đạt được mục đích đề ra.

Một trong những nét đặc trưng của của hải chiến hiện đại ngày nay là không gian chiến trường mở rộng do sự gia tăng khoảng cách phát hiện đối phương, sự phát triển vượt bậc của vũ khí trên biển, tầm xa công kích được tăng cường, khả năng cơ động rất cao, khả năng độc lập tác chiến và khả năng hải trình và tác chiến rất xa căn cứ của các phương tiện mang vũ khí (tầu chiến các loại), từ đó tầm xa tác chiến trong không gian chiến trường rất rộng. Đồng thời có sự tham gia của hàng loạt các binh chủng và các đơn vị đặc nhiệm tác chiến của hải quân, sử dụng rất nhiều các phương tiện, trang thiết bị quân sự hiện đại.

Trong điều kiện chiến trường hiện nay, tầm tác chiến của các loại vũ khí trang bị trên boong lên đến hàng trăm km tầm xa, do đó không gian một trận hải chiến có thể lên đến hàng trăm km chiều rộng và sâu của chiến trường. Trong tương lai gần, tầm xa công kích của các loại hỏa khí boong tầu càng ngày càng tăng, dẫn đến không gian chiến trường ngày càng rộng lớn hơn, công tác quản lý, quan sát và theo dõi tình huống chiến trường cần đến những phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng, hiện đại.

Nét đặc trưng khác của một trận hải chiến là ý nghĩa quan trọng của nhiệm vụ làm mất khả năng điều khiển, mất kiểm soát các loại vũ khí công kích mục tiêu, buộc các đầu đạn lệch khỏi quỹ đạo chuyển động (ngư lôi, tên lửa) nhắm đến mục tiêu mà chúng phải tiêu diệt.

Tấn công tàu sân bay, khu trục hạm, tàu ngầm địch

Ảnh hưởng to lớn của vũ khí tấn công mục tiêu và triển khai đội hình chiến đấu kịp thời đã rút ngắn lại khoảng thời gian cần thiết dành cho thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, làm tăng cường tốc độ biến đổi tình huống trên chiến trường, diễn biến trận đánh và nhịp độ tác chiến của các bên tham gia hải chiến.

Đòn tấn công là hình thức chiến thuật sử dụng lực lượng của hạm đội, trong đó có thể là tầu ngầm, trong thời gian ngắn nhất bằng hỏa lực mạnh nhất có thể (hạt nhân hoặc thông thường tiêu diệt hoặc làm thiệt hại nặng nề cho đối phương.

Trong điều kiện chiến tranh hiện đại ngày nay, khái niệm đòn tấn công từ hình thái chiến thuật, chiến dịch đã hình thành hình thái chiến lược (đòn tấn công chiến lược). Trong tương lai gần (những năm gần đây) đòn tấn công sẽ là hình thức tác chiến chủ yếu của lực lượng Hải quân – Hạm đội, đặc biệt trong hình thái chiến lược đòn tấn công sẽ là duy nhất, vì chỉ có thể triển khai các đòn tấn công trên không gian chiến trường rộng lớn, khoảng cách đến mục tiêu rất xa, đồng thời triển khai trên nhiều hướng mới có thể cho phép đạt được mục tiêu chiến lược, vì như vậy mới có thể đánh quỵ tiềm năng kinh tế chiến tranh của đối phương. Hoặc đập tan âm mưu, ý đồ tác chiến của đối phương- đòn tấn công nhanh, mạnh, dồn dập vào các hải cảng, căn cứ quân sự hải quân của đối phương bằng tên lửa tầm gần, tầm trung, tầm xa, bom, ngư lôi có điều khiển với đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường.

Trong hình thái chiến thuật, đòn tấn công có thể xác định khác với giai đoạn trước đây, khi đòn tấn công chỉ là một thành phần của một trận đánh, bao gồm một tập hợp các hoạt động công kích đối phương kết hợp lại trong một nhiệm vụ chiến thuật, đòn tấn công cũng có ý nghĩa tương đương như một trận đánh.

Một tầu ngầm phóng một loạt tên lửa hành trình có thể tiêu diệt được một hoặc một số chiến hạm có lượng giãn nước lớn. Đòn tấn công có thể thực hiện được nhờ vũ khí hiện đại có khả năng công kích trên tầm bắn rất xa và đầu đạn có công suất phá hủy rất lớn, do đó đòn tấn công trong nhiều trường hợp không phải là cuộc đấu tay đôi, mà là tấn công trên một hướng cùng một lúc. Trong một số trường hợp, đòn tấn công theo các mục tiêu trên đất liền cho phép đạt được mục đich chiến lược chỉ bằng một đơn vị chiến đấu (một đơn vị tầu).

Theo phạm vi và nhiệm vụ thực hiện, đòn tấn công có thể là chiến lược, chiến dịch và chiến thuật; theo tính năng kỹ thuật vũ khí sử dụng có thể là vũ khí hủy diệt lớn ( tên lửa mang đầu đạn hủy diệt lớn) hoặc vũ khí thông thường; theo thời gian có thể là đồng thời cùng một lúc hoặc liên tiếp, theo số lượng các đơn vị tham gia chiến đấu và số lượng mục tiêu cần tiêu diệt có thể là: đòn tấn công đơn độc, đòn tấn công của một đội (nhóm,đoàn) tầu, đòn tấn công có quy mô lớn và đòn tấn công tập trung.

Đòn tấn công đơn lẻ có thể là đòn tấn công bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân vào mục tiêu của đối phương trên đất liền, đòn tấn công của đội có thể là đòn tấn công bằng tên lửa hành trình của một đội tầu ngầm vào một đoàn congvoa quân sự của đối phương, đòn tấn công tập trung có thể là đòn tấn công của một phân đội tầu ngầm vào một tầu sân bay chủ lực trong đội tàu sân bay công kích của đối phương.

Công kích là hoạt động cơ động chiến đấu của tầu, của một đội tầu có sử dụng vũ khí vào một mục tiêu trên biển của đối phương. Theo phương án sử dụng vũ khí, công kích có thể là sử dụng ngư lôi, tên lửa hoặc kết hợp cả ngư lôi, tên lửa đồng thời; theo phương pháp thực hiện công kích có thể đơn lẻ, theo đội ( nhóm, đoàn, phân đội cấp chiến thuật) tầu ngầm hoặc liên kết phối hợp. Khi thực hiện nhiệm vụ công kích có thể thực hiện đồng loạt, liên tiếp, từ một hướng hay từ nhiều hướng. Ví dụ; một tầu ngầm đa nhiệm tấn công một tầu ngầm nguyên tử hay diesel khác của đối phương, hoặc ví dụ về công kích đồng thời và liên tiếp lực lượng đổ bộ bằng hình thức chiến thuật phục kích che mành của các tầu ngầm ngư lôi diesel.

Khi thực hiện các nhiệm vụ được giao, các tầu ngầm có thể sử dụng nhiều hình thức tác chiến.

Các hình thức tác chiến là đội hình và phương thức sử dụng lực lượng và phương tiện của phân đội, liên đội để thực hiện các nhiệm vụ được giao trong trận đánh. Các hình thức tác chiến nói chung bao hàm: Thứ tự tiêu diệt lực lượng của địch; Hướng tấn công chính và các đòn tấn công dự kiến tiếp theo; Đội hình chiến đấu của phân đội, liên đội và bản chất của cơ động chiến đấu.

Chẳng hạn khi triển khai trận đánh của đội tàu ngầm chống tàu sân bay tấn công của đối phương, trình tự đòn tấn công và công kích của liên đoàn tầu ngầm với tên lửa hành trình và tầu ngầm sử dụng ngư lôi có thể khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chống ngầm và phòng không của nhóm tầu sân bay. Khi gặp lực lượng phòng không của đối phương rất mạnh, nhóm mục tiêu đầu tiên cần phải tiêu diệt là các tầu hộ tống, nhằm giảm khả năng chống tên lửa hành trình tấn công, và ngược lại, khi lực lượng phòng không của đối phương yếu hơn, nhóm mục tiêu đầu tiền có thể khác đi.

Hướng đòn tấn công chính được xác định từ tình huống, mục tiêu nào, khu vực nào cần tấn công để có thể đạt được mục đích của trận đánh nhanh nhất. Khi tiến hành trận đánh chống lực lượng đổ bộ, mục tiêu chủ yếu là tiêu diệt các tàu đổ bộ, không phải các tầu yểm trợ hoặc chi viện hỏa lực, tầu hộ tống, vì vậy, nhóm mục tiêu chủ yếu tập trung hỏa lực của tầu ngầm sẽ là các tầu đổ bộ, đó cũng là hướng tấn công chính.

Đội hình chiến đấu bao gồm phương pháp xây dựng đội hình (trong mối quan hệ liên kết giữa các tầu, các đơn vị tham gia tác chiến, giữa lực lượng bên ta và bên địch) lực lượng trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực, lực lượng che chắn và các tầu ngầm đơn độc tác chiến để tiến hành trận đánh chống lại lực lượng hải quân đối phương. Đội hình tác chiến cần đáp ứng được ý đồ tác chiến, đảm bảo đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ được giao, tập trung được hỏa lực vào hướng lựa chọn và tăng cường được lực lượng. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến và điều hành các lực lượng tham gia chiến đấu. Đảm bảo hiệp đồng tác chiến là liên kết phối hợp hành động giữa các lực lượng theo các mục tiêu đã chọn, thực hiện theo nhiệm vụ được giao, vị trí, thời gian và phương pháp thực hiện nhiệm vụ để đạt được mục đích của trận đánh. Hiệp đồng tác chiến là công tác tổ chức hiệp đồng giữa các tầu ngầm trong một đơn vị, giữa các đơn vị tầu ngầm với nhau và giữa các đơn vị tầu ngầm và các lực lượng khác.

Những mục đích cơ bản của hiệp đồng tác chiến cấp chiến thuật, đó là tăng cường sức mạnh của hỏa lực đòn tần công vào đối phương, giảm tối thiểu khoảng thời gian giữa các đợt hỏa lực, tăng cường độ chắc chắn ổn định của tầu ngầm, thuận lợi điều hành các lực lượng trinh sát, trinh sát hỏa lực, lực lượng tấn công chủ lực ( phục kích che màn) của tầu ngầm, đảm bảo xác định và chỉ thị mục tiêu cho các tầu ngầm khác, có tầm bắn xa hơn tầm quan sát của các thiết bị quan sát trên boong tầu.

Phục kích tựa “hổ rình mồi”

Vũ khí phương tiện tàu ngầm dùng để tấn công, tiêu diệt đối phương – vũ khí hủy diệt lớn hay vũ khí thông thường, tên lửa hoặc ngư lôi. Tính chất của nhiệm vụ chiến đấu (Ví dụ; quan sát căn cứ hải quân của đối phương, đánh tan và tiêu diệt đoàn công voa quân sự, đổ bộ lực lượng trinh sát đặc nhiệm lên vùng bờ biển của địch, truy tìm tàu ngầm tên lửa của đối phương trong vùng biển rộng…).

Cơ cấu biên chế tổ chức và năng lực tác chiến của đơn vị, lực lượng của đối phương. Địa hình thủy văn khu vực vùng nước tác chiến và những điều kiện tình huống khác. Cơ cấu biên chế lực lượng, được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu được xác định từ việc nhận định tính khả thi và lực lượng có trong tay.

Năng lực tác chiến của phân đội là những thông số kỹ chiến thuật về số lượng, chất lượng, xác định khả năng có thể thực hiện được nhiệm vụ được giao trong trời gian định trước và trong tình huống cụ thể. Năng lực tác chiến của của đơn vị phụ thuộc vào trình độ năng lực kỹ chiến thuật, mức độ huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu của phân đội, tư tưởng chính trị tinh thần, vũ khí trang bị được biên chế và tình trạng kỹ thuật của vũ khí trang bị, trình độ năng lực chỉ huy và điều hành của lực lượng cán bộ chỉ huy trong biên chế, khả năng đảm bảo hậu cần kỹ thuật, đồng thời cũng tính đến khả năng chống trả, phản kích của đối phương và điều kiện, tình huống chiến trường.

Điều kiện địa vật lý – thủy văn môi trường: Có tác động đến lựa chon phương pháp sử dụng tầu ngầm tác chiến, các điều kiện đó có thể là các thành tố sau:

Khoảng cách đến khu vực chiến sự, diện tích không gian trận đánh, khả năng định vị và dẫn đường trong khu vực (độ sâu đáy biển, dòng chảy, khả năng xác định vị trí bằng radar, hệ thống Glonass hoặc GPS.., khả năng định vị bằng các thiên thể (sao, bản đồ sao), hiện tượng thủy văn và điều kiện thời tiết (sóng lớn, sương mù dày đặc, hơi nước , độ bao phủ của mặt băng..)

Khoảng cách xa của khu vực tác chiến làm phức tạp thêm khả năng tổ chức hiệp đồng tác chiến giữa các tầu ngầm, vốn có khả năng hải hành xa và bí mật, với các lực lượng khác. Diện tích rộng lớn của khu vực tác chiến ảnh hượng mạnh đến khả năng tập trung lực lượng đủ để triển khai đòn tấn công quyết liệt. Sự xuất hiện các dòng chảy mạnh, hay thay đổi, gió lớn và biển động dữ dội cũng ảnh hưởng đến khả năng xác định chính xác vị trí tàu ngầm, trời nhiều mây, sương mù, hơi nước nhiều cũng làm giảm khả năng xác định tọa độ của tầu, đặc biệt đối với tầu ngầm tên lửa đạn đạo, hiệu quả đòn tấn cống của tầu ngầm tên lửa phụ thuộc hoàn toàn vào xác định vị trí điểm phóng.

Tàu ngầm có thể tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển theo nhiều phương án. Các đơn vị tàu ngầm xác định khu vực tác chiến, khu vực tác chiến được hiểu là một vùng nước trên biển, trên đại dương, trong khu vực đó, các tầu ngầm hoặc các đơn vị tầu ngầm thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo nội dung nhiệm vụ, khu vực tác chiến có thể có những tên gọi khác nhau:

– Khu vực trinh sát tìm kiếm: Trong kế hoạch, quy định giới hạn khu vực mà tầu ngầm được giao nhiệm vụ phát hiện địch.
– Khu vực chạm địch: Khu vực triển khai đội hình chiến thuật trên biển của hải đội tầu ngầm hoặc hải đội tầu binh chủng hợp thành.
– Khu vực hỏa lực: Khu vực tiến hành các hoạt động cơ động của tầu ngầm khi phóng tên lửa hành trình hoặc đạn đạo.
– Khu vực tuần tiễu hỏa lực: Khu vực tầu ngầm cơ động trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhất, sử dụng vũ khí tấn công khi nhận được mệnh lệnh.
– Khu vực tập kết: Khu vực (vùng) biển, trong khu vực đó tầu ngầm, sau khi hoàn thành hoặc thực hiện nhiệm vụ, chờ đợi bổ xung vũ khí, đạn, cơ sở vật chất và chuyển triển khai cơ động tác chiến sang các hướng chiến đấu khác. Khu vực tập kết thông thường nằm ngoài tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương.

Khu vực tác chiến của tầu ngầm được xác định để tập trung lực lượng, mà ở đó, theo yêu cầu cần thiết của tình huống chiến trường, cấp chỉ huy có thể bố trí các tàu ngầm như hổ phục kích rình mồi. Khu vực tác chiến theo diện tích bề mặt, vị trí bố trí lực lượng và điều kiện địa lý, thủy văn môi trường cho phép các tầu ngầm hoạt động cơ động tốt, có khả năng tránh được lực lượng chống ngầm của đối phương, có khả năng nhanh chóng phát hiện mục tiêu, khả năng sử dụng hiệu quả vũ khí trên boong đánh địch, đồng thời cũng phải bảo đảm tránh được nhiễu loạn điện từ trường và an toàn trước hỏa lực của các lực lượng khác trong tuyến tiếp giáp với các khu vực tác chiến của các lực lượng khác trong và ngoài đơn vị.

Để tránh các khu vực chồng lấn, giữa các khu vực có phân dịnh đường biên giới. Khu vực tác chiến của tầu ngầm được đánh dấu tọa độ các góc (hoặc được đánh dấu bằng tọa độ trung tâm và phương vị các hướng) và theo các bản đồ đặc biệt được chia lưới ô vuông sẽ đánh dấu mã số các ô vuông. Hải hình của khu vực tác chiến phụ thuộc vào điều kiện địa lý (đặc biệt là khu vực tác chiến ven bờ và các khu vực nước nông, quần đảo, khu vực tác chiến cũng phụ thuộc vào nhiệm vụ vào nhiệm vụ được giao. Trong khu vực biển rộng, đại dương và vùng nước sâu, khu vực tác chiến thông thường là hình chữ nhật.

Tàu ngầm tác chiến như thế nào?

TPO – Là lực lượng tác chiến kỹ thuật hiện đại, binh chủng tàu ngầm đòi hỏi rất cao công tác chỉ huy điều hành hoạt động tác chiến và công tác đảm bảo trên nhiều lĩnh vực kỹ thuật công nghệ.

Chỉ huy điều hành tác chiến tàu ngầm có chiều sâu và tầm nhìn rộng, hiểu rõ về phương tiện kỹ thuật, với hàm lượng khoa học cao nhất, đồng thời công tác đảm bảo trên mọi lĩnh vực thành công là điểm then chốt trong hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng.

Để các tầu ngầm có thể tác chiến hiệu quả, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao, vấn đề then chốt là điều hành các hoạt động của đơn vị tàu ngầm. Điều hành tác chiến các đơn vị tàu ngầm nói riêng, các lực lượng trên biển của hạm đội nói chung là hoạt động của các chỉ huy trưởng đơn vị, các ban tham mưu, cơ quan chính trị tư tưởng, các lực lượng trinh sát, hỗ trợ, đảm bảo nhằm duy trì và thường xuyên nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện chiến đấu và điều hành các lực lượng hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu.

Hiệu quả điều hành tác chiến tàu ngầm chỉ có thể đạt được khi có năng lực tầm nhìn xa, đánh giá đúng tình huống, xác định rõ quy trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, sử dụng thành thạo và liên tục cập nhật những thành tựu của khoa học công nghệ, những kinh nghiệm tác chiến từ trước đến nay, nhanh chóng và chính xác đánh giá sự biến đổi có tình huống trên chiến trường (thời bình và thời chiến).

Trong điều kiện tác chiến hiện đại, đối phương có thể có trong biên chế các loại vũ khí hủy diệt lớn, cho phép hủy diệt mục tiêu trên diện rộng và nhiều lần, điều hành các lực lượng tàu ngầm tác chiến còn ứng dụng nhiều các trang thiết bị được tự động hóa cao độ, có khả năng xử lý và tính toàn trên diện rộng, với khối lượng thông số về không gian, thời gian, mục tiêu rất lớn, việc ứng dụng thành thạo các trang thiết bị này cũng làm tăng cường năng lực điều hành, rút ngắn thời gian hoạt động khai hỏa, nhằm mục tiêu tạo ưu thế thời gian so với địch.

Các nôi dung cơ bản của điều hành tác chiến:

– Tổ chức xây dựng hệ thồng đồng bộ hóa công tác điều hành lực lượng, hệ thống điều hành SM, tích hợp trong hệ thống bao gồm các đầu mối (các phòng ban tham mưu của các liên đoàn tầu, các đơn vị binh chủng hợp thành tầu ngầm), các sở, trạm chỉ huy (sở chỉ huy các cấp và các trạm chỉ huy dự phòng), hệ thống thông tin liên lạc và các hệ thống tự động hóa điều hành tác chiến.
– Không ngừng thu thập thông tin, tổ chức thông tin, xử lý thông tin, nghiên cứu phân loại và đánh giá thông tin về tình huống tác chiến phục vụ cho hoạt động của tàu ngầm.
– Ra quyết định sử dụng lực lượng tàu ngầm vào tình huống cụ thể, cần thiết.
– Giao nhiệm vụ chiến đấu đến các chỉ huy trưởng, thuyền trưởng của các tàu ngầm.
– Kế hoạch tác chiến (trình tự các hoạt động tác chiến trong một trận hải chiến cụ thể)
– Tổ chức và duy trì chặt chẽ các quan hệ đa chiều, hiệp đồng tác chiến giữa các tàu ngầm và với các lực lượng tác chiến khác trong và ngoài hạm đội.
– Chuẩn bị cho các tàu ngầm tiến hành các hoạt động tác chiến và chỉ huy điều hành các đơn vị trong trận đánh.
– Tổ chức các hoạt động đảm bảo kỹ thuật, hậu cần.
– Tổ chức kiểm tra, kiểm soát tiền trình thực hiện nhiệm vụ chiến đấu của các tàu ngầm và sẵn sàng hỗ trợ, chi viện kịp thời.

Nhưng điều hành các tàu ngầm trong các hoạt động tác chiến trên biển không chỉ bao hàm giao nhiệm vụ, tổ chức liên kết phối hợp, công tác đảm bảo hậu cần kỹ thuật, chi viện lực lượng… mà còn tổ chức dẫn đường, chỉ thị mục tiêu khi phát hiện địch. Dẫn đường, chỉ thị mục tiêu, theo quan điểm của các chuyên gia quân sự phương Tây, là một hệ thống theo dõi các yếu tố quan trọng của các hoạt động tác chiến trên biển, kịp thời chỉ thị, dẫn đường cho các lực lượng vào khu vực phát hiện đối phương bằng phương pháp thường xuyên cập nhật thông tin cho các tàu ngầm về đối phương như hướng cơ động hành quân của địch, tốc độ hành quân và những thông tin khác, đảm bảo cho lực lượng tầu ngầm tiếp cận đối phương trên khoảng cách có thể tiêu diệt hiệu quả bằng hỏa lực boong tầu, cho phép các tầu ngầm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Những sai số trong trong việc định vị mục tiêu địch và những thông số khác của hoạt động cơ động của địch có thể dẫn đến mất khả năng xác định chính xác vị trí của tàu địch trên một diện tích biển vô cùng rộng lớn. Khi dẫn đường lực lượng tàu ngầm tiếp cận địch, khu vực diện tích tiếp cận địch phải được tính toán sao cho bằng với diện tích có thể trinh sát được của các trang thiết bị trinh sát mục tiêu trên tàu, tầm xa của hỏa lực có sẵn trên boong tàu. Để có thể dẫn đường chính xác luôn cần có đường truyền thông tin liên lạc ổn định, tin cậy giữa trung tâm chỉ huy trên bờ hoặc trên kỳ hạm với các lực lượng tàu mặt nước, đồng thời trên bàn chỉ huy luôn xuất hiện các thông tin về lực lượng địch, vị trí và các thông số cơ động khác của lực lượng địch.

Dẫn đường tàu ngầm bao gồm: Vào đúng thời điểm tập trung lực lượng trên tuyến đường cơ động hoặc trong khu vực lực lượng của địch đang triển khai hỏa lực. Dẫn đường được thực hiện bằng phương pháp Sở chỉ huy truyền đạt, cung cấp thông tin về tọa độ cơ động của lực lượng địch, các thông số về hoạt động cơ động của lực lượng địch, các thông số này luôn được cập nhật bằng hệ thông trinh sát theo dõi lực lượng của địch. Dẫn đường chỉ thị mục tiêu được hình thành trong chiến tranh thế giới lần thứ II và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động tổ chức chỉ huy tác chiến của lực lượng tàu ngầm hải quân phát xít Đức trên biển Địa Trung Hải. Khởi điểm ban đầu, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu được thực hiển bởi lực lượng không quân Hải quân Đức, nhưng do những thông tin cung cấp được từ không quân hải quân thường không chính xác do khó xác định được chính xác tọa độ của các đoàn tầu quân sự, tốc độ hải hành của tầu, vị trí của các tàu ngầm Đức, do đó hiệu quả tác chiến rất thấp, chính vì vậy bộ tổng tham mưu quân đội phát xít Đức đã chuyển sang phương án sử dụng chiến thuật Bầy Sói, trong chiến thuật này, các đội chiến thuật tàu ngầm của Đức từ 10 – 12 chiếc được cung cấp thông tin từ không quân Hải quân, triển khai trên tuyến đường vận tải cơ động của đối phương, khi một tàu ngầm phát hiện được mục tiêu sẽ thông báo, dẫn đường cho các tàu ngầm khác.

Sau này để tăng cường độ chính xác khi xác định tọa độ của tàu ngầm đã sử dụng phương pháp xác định góc hướng cơ động của các tàu ngầm bằng các ra đa trên máy bay. Khi sở chỉ huy trên mặt đất nhận được các thông tin về góc hướng, tọa độ của tầu ngầm và của đoàn tầu quân sự tương ứng với nhau trên hải đồ, do đó sẽ triệt tiêu những sai sót khi xác định tọa độ và tằng cường độ chính xác khi dẫn đường chỉ thị mục tiêu. Ngoài khu vực hoạt động của không quân hải quân, theo kinh nghiệm tác chiến, sử dụng lực lượng tầu ngầm trinh sát phục kích, lực lượng này hoạt động trên khoảng cách từ 50 – 100 dặm đến lực lượng phục kích tấn công chính. Khoảng cách giữa các tầu ngầm là từ 30 dặm đến 40 dặm, do đó, có hai tầm quan sát phát hiện mục tiêu các đoàn tàu quân sự.

Lực lượng hải quân Xô Viết với phương pháp dẫn đường, chỉ thị mục tiêu cho tàu ngầm được thực hiện trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại bắt đầu từ năm 1944 trên biển Bắc. Với phương pháp này các tàu ngầm được chỉ thị khu vực phục kích, các khu vực phục kích được bố trí dọc tuyến đường vận tải ven biển của đối phương trên khoảng cách từ 25 – 30 dặm từ ngoài biển, các tàu ngầm sẽ cơ động cho đến khi trinh sát, không quân hải quân phát hiện được mục tiêu. Theo các thông số của trinh sát không quân truyền về sở chỉ huy của hạm đội, tàu ngầm cơ động đánh chặn các đoàn tàu của địch.

Trong giai đoạn ngày nay, hệ thống thông tin liên lạc, trinh sát điện tử từ trên vũ trụ, trên không và trên biển đã đảm bảo xác định rất chính xác tọa độ, hướng cơ động và khu vực hoạt động của bất cứ loại phương tiện nào của đối phương, các tàu ngầm, được trang bị tên lửa hành trình có thể tấn công đối phương ở những khoảng cách rất xa, đến hàng nghìn km tầm bắn, do đó đã tăng tầm quan sát, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu và tấn công mục tiêu rất chính xác. Tính năng kỹ chiến thuật cao của tầu ngầm cho phép triển khai nhanh và bí mật các đội tầu chiến thuật trên tuyến đường cơ động của địch. Dẫn đường và chỉ thị mục tiêu có thể được thực hiện trên tuyến có khả năng địch sẽ cơ động – khi dẫn đường cho các tàu ngầm ngư lôi, vào khu vực triển khai hỏa lực- khi dẫn đường cho các tàu ngầm tên lửa hành trình có tầm bắn xa và khu vực quan sát, theo dõi địch- khi tổ chức lực lượng theo dõi bí mật các hoạt động của đối phương (trong điều kiện thời bình).

Khi dẫn đường cho các tàu ngầm vào tuyến vận tải cơ động dự kiến của địch cần đảm bảo các tầu ngầm hòa nhập vào tuyến cơ động dự kiến với tính toán khả năng vào thời điểm thời gian dự kiến chiếm lĩnh tuyến phục kích (phía trước theo đường cơ động của địch), đảm bảo chạm địch ít nhất là một tàu ngầm trong đội tầu và tấn công địch theo những thông số trinh sát thu thập được của các thiết bị trinh sát, chỉ thị mục tiêu và điều khiển hỏa lực boong tầu.

Nội dung dẫn đường vào khu vực triển khai hỏa lực bao gồm các nội dung; dẫn đường đưa các tàu ngầm mang tên lửa hành trình vào vùng nước bao quanh khu vực có thể có lực lượng định đóng quân, cơ động, từ bất kỳ điểm nào trong vùng nước đó, các tàu ngầm có thể tấn công hiệu quả bằng tên lửa hành trình theo các thông số chỉ thị mục tiêu của từ các nguồn thông tin trinh sát.

Để theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của đối phương, các tàu ngầm được dẫn đường vào khu vực, vùng nước mà ở đó, các tàu ngầm có thể quan sát, theo dõi và bám dính các mục tiêu quan trọng bằng các thiết bị quan sát như sonar kính tiềm vọng hoặc các thiết bị trinh sát khác trên boong tầu.

Dẫn đường được bắt đầu từ nội dung xác định khu vực có thể có mục tiêu từ các nguồn thông tin trinh sát (trinh sát của vệ tinh, của không quân hải quân, của các tàu trinh sát nhiều chủng loại, các tầu ngầm trinh sát – tấn công chủ lực, các tàu ngầm phục kích kiểu treo mành và các phương tiện trinh sát khác) tại trung tâm chỉ huy. Sở chỉ huy trung tâm xây dựng đội hình phục kích của các tầu ngầm, đội hình cho phép sử dụng hỏa lực trên boong hiệu quả nhất đối với mục tiêu. Xác định tọa độ trung tâm và các thành tố của đội hình tác chiến, đồng thời xác định thời gian bắt đầu cơ động, thời gian chiếm lĩnh vị trị, các thông tin về quyết tâm chiến đấu, kế hoạch điều hành, tác chiến được truyển tải đến các tầu ngầm.

Phụ thuộc vào khoảng cách từ tuyến phát hiện mục tiêu đến truyến triển khai các tầu ngầm, tương quan vận tốc của tầu ngầm và vận tốc của các phương tiện hải quân địch, cơ cấu tổ chức thông tin liên lạc giữa sở chỉ huy và các tàu ngầm, quy trình dẫn đường đội tầu ngầm có thể phân thành từng giai đoạn cơ động và tập trung điều chỉnh hướng, dẫn đường vào tuyến cơ động của lực lượng địch hay khu vực triển khai hỏa lực tên lửa hành trình hoặc khu vực quan sát, theo dõi địch. Trong quá trình cơ động, cùng với những thay đổi tình huống có thể xảy ra, Sở chỉ huy sẽ hiệu chỉnh tuyến cơ động của địch, khu vực khả năng địch sẽ có mặt, đưa những thông số hiệu chỉnh vào những tính toán điều chỉnh đường cơ động của các tầu ngầm, từ đó truyền đạt các mệnh lệnh cần thiết cho hải trình.

Dẫn đường và chỉ thị mục tiêu được tiến hành cho đến khi các tàu ngầm chiếm lĩnh các khu vực được giao. Dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho tầu ngầm được thực hiện với tần suất những thông tin báo cáo về đối phương, cơ cấu và biên chế tổ chức của các tầu ngầm đối phương, tầm hỏa lực của vũ khí trên tầu và tầm xa của các thiết bị quan sát, trinh sát và điều khiển hỏa lực, cơ cấu tổ chức và biên chế lực lượng chống ngầm của đối phương, lực lượng này đang nằm trong đội hình hành quân hay đã triển khai đội hình chống ngầm đồng thời cũng cần tính toán những yếu tố khác của tình huống cụ thể.

Để đạt được hiệu quả tác chiến cao nhất của tàu ngầm, cũng như các lực lượng khác của hạm đội, cần có được sự đảm bảo cung cấp tốt nhất có thể có về mọi mặt như: thông tin, trinh sát đa tầm, hậu cần, kỹ thuật, hỗ trợ chi viện hỏa lực, cứu hộ…. Công tác đảm bảo cho các hoạt động tác chiến của tàu ngầm là một hệ thống các hoạt động, hướng đến mục đích đảm bảo và duy trì tầu ngầm trong khả năng chiến đấu cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đội tàu ngầm tiến hành các hoạt động tác chiến, đồng thời có thể ngăn chặn hoặc cảnh báo sớm cho tàu ngầm các đòn tấn công hoặc phản kích bất ngờ của đối phương. Giảm đến mức tối thiểu hiệu quả đòn tấn công của đối phương và tổn thất của đơn vị. Theo tính chất của nhiệm vụ được giao và những biện pháp được thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động tác chiến, có thể chia các phương pháp đảm bảo tác chiến thành: phương pháp đảm bảo chiến đấu, phương pháp đặc biệt, phương pháp đảm bảo kỹ thuật và phương pháp đảm bảo hậu cần.

Các phương pháp đảm bảo tác chiến tàu ngầm bao gồm: Trinh sát, phòng chống vũ khí hủy diệt lớn, tác chiến điện tử, ngụy tranh, phòng không, phòng chống hệ thống chống ngầm, chống hệ thống thủy lôi phòng thủ, canh phòng và kỹ thuật binh chủng tầu ngầm hải quân.

Trinh sát: Thường được tiến hành thường xuyên, liên tục trong mọi điều kiện tình huống chiến trường với mục đích liên tục cập nhật các thông tin về lực lượng hải quân đối phương, khu vực có thể diễn ra các hoạt động tác chiến, điều kiện khí tượng thủy văn biển và điều kiện thủy âm vùng nước và những thông số kỹ chiến thuật khác, cần thiết cho lên kế hoạch tác chiến ra ra quyết tâm chiến đấu sử dụng lực lượng tầu ngầm, đưa kế hoạch tác chiến vào thực hiện.

Nhiệm vụ chủ yếu của trinh sát trong quá trình chuẩn bị và quá trình diễn ra các hoạt động tác chiến là: xác định chính xác vị trị tọa độ và tổ chức, biên chế của lực lượng chủ lực, lực lượng chống ngầm của đối phương, năng lực tác chiến của lực lượng địch, xác định ý đồ và khả năng những hoạt động của địch, những đối tượng và mục tiêu cần phải tiêu diệt, tọa độ của mục tiêu, những thông số kỹ thuật cơ động của mục tiêu, dẫn đường cho tàu ngầm tiếp cận lực lượng địch, đồng thời cũng xác định những kết quả mà hỏa lực của tầu ngầm đạt được khi tấn công, xác định tình hình của môi trường điện từ, môi trường phóng xạ, hóa học, xác định các thông số về thủy văn môi trường, thủy âm và tình hình kỹ thuật của tầu.

Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn: Được tổ chức khi triển khai các hoạt động tác chiến làm mục đích giảm đến mức tối thiểu tác động của vũ khí hủy diệt lớn (hạt nhân, hóa học, nhiệt áp…) đảm bảo khả năng chiến đấu của tầu ngầm để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Phòng chống vũ khí hủy diệt lớn bao gồm: Cảnh báo sớm khả năng sử dụng vũ khí hủy diệt lớn của địch, phân tán đội hình của lực lượng tàu ngầm, thay đổi khu vực tập trung lực lượng, xác định tọa độ và các thông số kỹ chiến thuật của các vụ nổ hạt nhân, xác định tỉnh huống nhiễm xạ, nhiễm độc hóa học, sinh học) khu vực nhiễm độc, tình hình khu vực tàn phá, đảm bảo an toàn cho các lực lượng trong các khu vực bị cháy nổ, nhiễm độc phóng xạ, hóa học, sinh học, thực hiện các nội dung tiêu tẩy và dọn dẹp khắc phục hậu quả của vũ khí hủy diệt lớn.

Tác chiến điện tử: Hệ thống các hoạt động được triển khai nhằm mục tiêu phát hiện và chế áp hệ thống tranh thiết bị điện tử đối phương, được sử dụng để điều khiển hỏa lực và vũ khí trang bị, phương tiện mang của đối phương, đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động các trang thiết bị điện tử và các hệ thống điền khiển điện tử. Hoạt động tác chiến điện tử bao gồm phòng thủ điện tử và chế áp điện tử. Phòng thủ điện tử bao gồm những hoạt động phòng chống chế áp điện tử của đối phương và tấn công các loại vũ khí tự dẫn, tự điều khiển của đối phương (2 hoạt động tác chiến này đều tiến hành song song bằng vũ khí điện tử có trong biên chế. Chế áp điện tử bao gồm: chế áp radar, chế áp quang học và chế áp siêu âm, thủy âm.

Ngụy trang là những hoạt động tác chiến có mục đích che dấu, đánh lừa hoặc làm đối phương đánh giá sai lầm đơn vị, số lượng và cơ cấu tổ chức lực lượng của ta, che dấu mục đích, kế hoạch, tính chất và yêu cầu nhiệm vụ của những hoạt động tác chiến chuẩn bị thực hiện, tăng cường khả năng bảo đảm an toàn cho đội tàu, các liên đoàn tàu ngầm, đồng thời đảm bảo các hoạt động tác chiến của lực lượng diễn ra bí mật và bất ngờ.

Phòng không tàu ngầm được thực hiện bằng lực lượng phòng không của hạm đội, bao gồm hàng loạt những hoạt động tác chiến nhằm ngăn chặn và đánh bại những đòn tấn công từ trên không của đối phương, bảo vệ cho hoạt động của tầu ngầm dưới biển, phòng không trên các căn cứ tầu ngầm. Nhiệm vụ phòng không được thực hiện trong tất cả các hình thái chiến thuật, trong các hoạt động tác chiến, các hoạt động cơ động ra biển, hành quân, tập trung lực lượng và trinh sát tuần tiễu phòng thủ.

Phòng không chủ yếu được thực hiện bởi lực lượng phòng không của các tầu mặt nước, các căn cứ hải quân và lực lượng không quân hải quân với sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng phòng không bờ biển, các lực lượng phòng không lục quân. Phòng không bao gồm có các nội dung chiến thuật như: phát hiện, xác định, thông báo cho các lực lượng về báo động phòng không, đánh chặn và tiêu diệt các máy bay, máy bay trực thăng tên lửa hành trình và các phương tiện tấn công từ trên không.

Chống ngầm: Là những hoạt động tác chiến và những hoạt động đặc biệt khác của các lực lượng hạm đội nhằm mục đích ngăn chặn các đòn tấn công của tàu ngầm đối phương, phát hiện các hoạt động rải mìn hoặc trinh sát của tầu ngầm đối phương. Chống ngầm bao gồm các hệ thống phòng thủ chống ngầm cho các căn cứ hải quân và tầu ngầm, hệ thống phòng thủ chống ngầm ven biển và hệ thống phòng thủ chống ngầm trên biển. Đối với các căn cứ tàu ngầm, thông thường được sử dụng các trang thiết bị phương tiện trinh sát phát hiện tàu ngầm tại các trạm quan sát chống ngầm, các phương tiện chống ngầm khác như máy bay trực thăng chống ngầm, tàu ngầm và các tàu mặt nước chống ngầm. Đồng thời sử dụng các trang thiết bị khác như lưới sắt, bãi mìn, thủy lôi.

Chống thủy lôi: Những hoạt động tác chiến và những hoạt động đặc biệt khác nhằm phát hiện, vòng tránh các trận địa thủy lôi của đối phương hoặc được các lực lượng công binh hải quân của hạm đội nhằm rà quét, phát hiện và vô hiệu hóa các trận địa thủy lôi, mở đường cho hoạt động của tầu ngầm. Các hoạt động chống thủy lôi bao gồm có quan sát, phát hiện các bãi mìn trong khu vực căn cứ hải quân, tầu ngầm, trên tuyến đường cơ động của tầu ngầm và trong khu vực tác chiến của tầu ngầm, vô hiệu hóa hoặc phá hủy thủy lôi, dẫn dắt các tầu vượt qua các bãi thủy lôi, tìm kiếm, rà phá thủy lôi, kiểm soát hành lang rà phá thủy lôi và khu vực triển khai chiến đấu.

Cảnh giới và bảo vệ: được tổ chức để ngăn chặn khả năng tấn công bất ngờ của địch vào căn cứ hải quân, trên đường cơ động ra biển và trong khu vực triển khai chiến đấu.

Ngoài ra, để hạm đội tàu ngầm tác chiến hiệu quả còn cần xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật phục vụ bao gồm:

Công trình hải quân: Các công trình hải quân được tổ chức xây dựng nhằm đảm bảo điều kiện tốt nhất cho lực lượng hoàn thành được nhiệm vụ chiến đấu, tăng cường khả năng bảo vệ lực lượng trước mọi đòn tấn công với mọi kiểu loại vũ khí của đối phương. Nhiệm vụ của công binh hải quân là xây dựng những căn cứu tầu ngầm, sở chỉ huy liên hợp, trạm xếp hàng và dỡ tải, hàng rào vật cản bảo vệ…

Các dịch vụ kỹ thuật đặc biệt cung cấp cho tàu ngầm: Cung cấp các thông số toán học địa hình mặt cầu, dịch vụ khí tượng thủy văn môi trường, bàn đồ hàng hải và định vị – dẫn đường, sơ đồ hải lưu trên biển và đại dương.

Dịch vụ kỹ thuật cung cấp các thông số địa hình: Có nhiệm vụ chính là cung cấp các thông số kỹ thuật cần thiết để xác định hải hình khu vực, chuẩn bị các thông số địa hình để sử dụng vũ khí trên boong hiệu quả. Dịch vụ toán học mặt cầu đảm bảo cung cấp cho lực lượng tầu ngầm các hải đồ và các loại bản đồ đặc biệt khác, các thông số mặt cầu và các thông số trên biểu đồ ô vuông.

Dịnh vụ kỹ thuật thủy văn mội trường đảm bảo cho lực lượng tàu ngầm có được các thông tin về thủy văn, ảnh hưởng của nó tới các hoạt động tác chiến của tầu ngầm, đồng thời cũng cung cấp những thông tin đã được xử lý và tính toán về điều kiện khí hậu thời tiết.

Dịch vụ dẫn đường, định vị và cung cấp các thông số hải lưu có mục đích cung cấp cho lực lượng tầu ngầm những thông số tính toán để đảm bảo cho tầu ngầm hải hành thuận lợi an toàn, cơ động tốt các lực lượng và trở về căn cứ an toàn. Sử dụng hiệu quả vũ khí và trang bị kỹ thuật, đồng thời gây khó khăn cho truy đuổi và tìm kiếm của kẻ thù. Dịch vụ dẫn đường và hải lưu học bao gồm: Xác định và tính toán chính xác các dòng hải lưu và xác định điều kiện hải trình trong khu vực tác chiến, các phương tiện trang bị dẫn đường và định vị trong khu vực tác chiến, khu vực tập trung lực lượng và căn cứ tạm thời; đưa các thông tin về điều kiện hải hành trong khu vực tác chiến lên hải đồ và các bản đồ đặc biệt khác cũng như là các văn bản hướng dẫn hải hành, bổ sung trang thiết bị đạo hàng, thiết bị dẫn đường. định vị phục vụ cho điều khiển, lái tầu, cung cấp hải đồ, tài liệu, các thiết bị hoa tiêu cho các tầu ngầm và các dịch vụ khác….

Công tác đảm bảo kỹ thuật: là công tác tổ chức bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa và những dịch vụ kỹ thuật khác để đảm bảo cho tầu ngầm, các trang thiết bị trên boong tầu và vũ khí trang bị luôn ở trạng thái hoạt động tin cậy và ổn định. Đồng thời kịp thời và chính xác xác định các trang thiết bị, bộ phận hỏng hóc và nhanh chóng sửa chữa phục hồi trang thiết bị, đưa trang bị vào trạng thái hoạt động tốt nhất. Công tác kỹ thuật bảo gồm: Kỹ thuật tên lửa – vũ khí trên boong, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật tự động hóa và các loại kỹ thuật khác…

Công tác đảm bảo hậu cần: Các lực lượng hậu cần của hạm đội tổ chức bảo đảm cho lực lượng tàu ngầm cơ sở vật chất kỹ thuật, lương thực, thuốc và công cụ y tế, giữ cho tàu và thủy thủ đoàn luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu tốt nhất. Hậu cần binh chủng và hạm đội bao gồm có đảm bảo cơ sở vật chất lương thực, thực phẩm, phương tiện vận tải, cơ sở vật chất y tế, các cơ sở vật chất khác và điều kiện sống, sinh hoạt cũng như điều kiện tài chính của lực lượng.

Theo TRỊNH THÁI BẰNG / TIỀN PHONG 

Tags: ,