Tổ chức Hòa bình Xanh: Nửa thế kỷ đấu tranh cho một hành tinh xanh

Từ khi ra đời đến nay, tổ chức Hòa Bình Xanh (Greenpeace) luôn cố gắng làm mọi thứ họ có thể để tránh việc Trái đất này bị “nổ tung” do những hiện tượng thiên nhiên và một phần con người gây ra.

Tổ chức Hòa bình Xanh: Nửa thế kỷ đấu tranh cho một hành tinh xanh

Hòa Bình Xanh được thành lập vào ngày 15/9/1971 ở Vancouver, Canada năm 1971. Theo ông Daniel Mittler – chuyên gia biến đổi khí hậu, Cố vấn Chính sách và Mậu dịch của Hòa Bình Xanh Quốc tế(Greenpeace International) – những vấn đề về môi trường đang “bao vây” hành tinh của chúng ta ngày càng trở nên cấp bách hơn. Hệ sinh thái và mọi vấn đề liên quan đến nó đang là chủ được ưu tiên và được tất cả mọi người quan tâm nhất.Ông Daniel thổ lộ rằng, khi tổ chức bắt đầu được thành lập, có rất nhiều người đã cho rằng đây là một việc làm điên rồ. Nhưng cho tới nay họ đã hoàn toàn thay đổi quan điểm, vì mội trường và sự phát triển bền vững của nó đã không còn là chủ đề của một nhóm ít người mà là của toàn thế giới. 20 năm trước, chính phủ của nhiều quốc gia nói rằng họ tin tưởng và một sự phát triển bền vững. Nhưng chúng ta không thể nhìn vào những lời nói hay những ý định tốt mà phải nhìn vào thực tế. Do đó, cần thiết phải có những tổ chức như Hòa Bình Xanh để tìm ra những giải pháp và để vận động người dân tìm ra những thay đổi cần thiết để có thể tồn tại trong một hành tinh xanh và hòa bình.

Cũng theo ông Daniel, từ một tổ chức với một số ít người, đến này Green Peace đã có khoảng 2.500 nhân viên hoạt động trên toàn thế giới. Một trong những văn phòng lớn nhất của của tổ chức được đặt ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Điều này phản ánh đúng những thay đổi lớn đang diễn ra trên thế giới. Trong những thay đổi này, cuối cùng điều quan trọng nhất chính là những gì đang đến với Hòa Bình Xanh, đó chính là niềm đam mê.

Chúng tôi vẫn đang “phụ thuộc” nhiều vào những tình nguyện viên trên toàn thế giới. Tất cả mọi người luôn sẵn sàng để tiến về phía trước, để nói rằng: “Đủ rồi, chúng tôi cần một sự tiến bộ khác, chúng tôi cần làm mọi việc theo một cách khác để con cháu chúng tôi có thể sống tốt hơn”. Đó là tất cả những gì đã không thay đổi trong 40 năm qua. Khi bắt đầu, chúng tôi sử dụng những phương tiện kỹ thuật mới, về sau được gọi là “những quả bom tinh thần”. Và chúng tôi sử dụng những kỹ thuật này trong cuộc “thám hiểm” đầu tiên để chống lại vụ thử nghiệm hạt nhân ở Canada. Còn bây giờ, chúng tôi sử dụng những phương tiện truyền thông hiện đại như mạng Internet, video trên Youtube để gây áp lực lên những công ty như Nestle và Volkswagen. Bản chất của tất cả những việc này chính là niềm đam mê và niềm tin vào việc nếu những nhóm nhỏ dân chúng kết hợp với nhau và cùng nhau tìm ra được những sự hỗ trợ trong xã hội, họ có thể thay đổi được chính sách và, với chính điều này, họ sẽ thay đổi được tương lai”, ông ông Daniel Mittler chia sẻ.

Hòa Bình Xanh là một tổ chức đặc biệt. Họ hoạt động gần như hoàn toàn độc lập, chỉ dựa vào quỹ khuyên góp của những người dân tin vào những gì họ đang làm. Họ không nhận tiền từ các công ty hay chính phủ, do đó, Hòa Bình Xanh là duy nhất và họ tự hào về điều đó.

Thách thức lớn nhất mà họ phải đối mặt, không có gì phải nghi ngờ, chính là sự biến đổi khí hậu, chính sự thay đổi này đang phá hủy các đại dương, các khu rừng và đang phá hoại cơ hội sống sót của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng, vấn đề về biến đổi khí hậu lại liên quan rất nhiều đến cách sống của chúng ta, như cách chúng ta sử dụng năng lượng, giao thông. Chính những việc này đã góp phần làm cho tình hình tồi tệ hơn.

Vào ngày 10/7/1985, tại bến cảng Auckland ở New Zealand, tàu Rainbow Warrior của Tổ chức Hòa Bình Xanh đã chìm sau khi các đặc vụ Pháp đi thuyền máy đã gài một quả bom trên thân tàu. Một người, nhiếp ảnh gia người Hà Lan Fernando Pereira, đã thiệt mạng. Rainbow Warrior, con tàu đại diện cho Tổ chức bảo tồn quốc tế Hòa Bình Xanh, đang chuẩn bị cho một chuyến đi biểu tình đến một địa điểm thử nghiệm hạt nhân của Pháp ở Nam Thái Bình Dương.

Hai ngày sau vụ việc, chính quyền Pháp đã phủ nhận trách nhiệm trong vụ đánh bom và vẫn tiếp tục phủ nhận ngay cả sau khi cảnh sát New Zealand bắt giữ hai điệp viên của Pháp ở Auckland. Dưới áp lực từ chính quyền New Zealand, chính phủ Pháp đã thành lập một ủy ban điều tra vụ việc, và sau vài tuần, họ kết luận rằng các điệp viên Pháp chỉ đơn thuần là đang do thám con tàu của Hòa bình Xanh. Tuy nhiên, cuối năm đó, một tờ báo Anh đã phát hiện bằng chứng rằng Tổng thống Pháp Francois Mitterrand đã cho phép kế hoạch đánh bom, dẫn đến một số vụ từ chức cấp cao trong nội các của Mitterrand và Thủ tướng Pháp Laurent Fabius phải thừa nhận rằng các điệp viên đã đánh chìm tàu theo mệnh lệnh.

Tại Auckland, hai đặc vụ đã bị kết tội ngộ sát và gây hại có chủ ý, mỗi người bị kết án 10 năm tù giam. Sau các cuộc đàm phán với chính phủ Pháp, New Zealand đã thả hai người này một năm sau đó. Năm 1992, Tổng thống Mitterrand đã ra lệnh dừng thử nghiệm hạt nhân của Pháp, nhưng vào năm 1995, thử nghiệm đã được tiếp tục, và Tổ chức Hòa bình Xanh đã gửi tàu Rainbow Warrior II đến Polynesia thuộc Pháp để phản đối và gây rối cho quá trình thử nghiệm.

Theo NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ

.

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

Tags: ,