Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ thế kỷ 1 – 7.
Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ thế kỷ 1 – 7.
Hình thành vào thế kỷ 1 SCN, suy tàn vào thế kỷ 7 SCN, vương quốc Phù Nam từng trải dài từ vùng Nam Trung Bộ (Việt Nam) tới thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan).
Trong số các nền văn hóa kim khí quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam, từ đó phát triển các xã hội phức tạp và hình thành nhà nước: Đông Sơn/Cổ Loa, Sa Huỳnh/Champa, Óc Eo/Phù Nam, thì Phù Nam ít được chú ý hơn cả.
Học giả Hy Lạp – La Mã huyền thoại Claudius Ptolemy viết rằng các thương nhân La Mã đã giao dịch đến tận phố cảng Cattigara nằm ở cửa sông Cottaris. Hai địa danh này nhiều khả năng là Óc Eo và Cửu Long.
Các thủy thủ trong khu vực hàng hải đã bị thu hút đến các hải cảng của vương quốc Phú Nam, nơi mà họ có thể trao đổi các đặc sản của các hòn đảo đổi lấy nhiều loại sản phẩm tuyệt diệu được cung cấp tại đây.